Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

TS Nguyễn Quang A không thích gặp Đại sứ Liên Hiệp Âu Châu






Nhà hoạt động và cũng là tiếng nói phản biện được nhiều người biết đến tại Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Quang A, vào ngày 2 tháng 6 lại bị bắt đưa đi để không thể tham gia buổi ăn trưa theo lời mời của đại sứ Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam.
Sau khi được trả tự do sau giờ trưa tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết hình thức bắt ông đưa đi là cách bắt cóc tương tự lần ông được mời đến dự cuộc gặp với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hà Nội trong ngày 24 tháng 5 vừa qua.
Ông xác nhận lại 3 lần bị bắt cóc để ngăn cản việc đến gặp những nhân vật được mời:
“Đây là lần thứ ba. Lần đầu tôi có cuộc gặp với ông Tom Malinowski trước chuyến thăm VN của tổng thống Barack Obama, họ cũng chặn như thế đến khi xong bữa cơm họ mới thả tôi ra. Lần đó do phía Mỹ đến chậm nên tôi cũng đến được và nói chuyện với họ vài chục phút. 
Lần thứ hai là cuộc gặp với tổng thống Obama và lần này là cuộc gặp với nhà đàm phán chính của EU về thương mại song phương.
Thật sự tôi có thư gửi lại cho những người đã mời tôi để xin lỗi họ vì đã không đến ăn cơm hay buổi gặp như dự định được.”
Theo lời của tiến sĩ Nguyễn Quang A thì những người bắt ông lên xe rồi đưa ông đi lòng vòng cho qua giờ hẹn như trong thư mời đều mặc thường phục. Theo ông thì những người này làm theo lệnh của những đơn vị an ninh của chính quyền Hà Nội. Biện pháp như thế bị ông cho là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng nhưng phía an ninh thì nói họ làm theo luật an ninh quốc gia; tuy nhiên khi được yêu cầu trao thẻ hay văn bản liên quan thì họ đều không đáp ứng.

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Tăng cường hợp tác chống Tàu khựa



Cục Cảnh sát biển Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua tổ chức khoá tập huấn đa phương nhằm cải thiện năng lực thực thi pháp luật và phối hợp trên biển cho các đại diện Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Campuchia.

Tàu cảnh sát biển đa năng DN 2000 là dạng tàu có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Quốc tế. Tàu có chức năng và nhiệm vụ là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2200 tấn. Chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên biển, đảo, thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao. Tàu hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với tầm hoạt động không hạn chế, tàu hoạt động được trong điều kiện gió cấp 12, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5000 hải lý.
Tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: QĐND
24 sỹ quan thực thi pháp luật trong khu vực và các đại diện từ Lực lượng phòng vệ biển Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ và Quỹ Freeland đang dành hai tuần tại Hải Phòng để tiến hành các bài học lý thuyết và thực hành tại hiện trường, nhằm đối phó với các mối đe doạ trên biển như buôn bán người, sự xuống cấp của môi trường, đánh bắt thuỷ sản trái phép, buôn lậu vũ khí, cướp biển và khủng bố.
Sự kiện này đưa các lực lượng thực thi pháp luật của bốn quốc gia trong Vịnh Thái Lan xích lại gần nhau để hợp tác trong việc giải quyết các thách thức chung đối với hoà bình và ổn định hàng hải trong khu vực.
Trong khoá học hai tuần, các giảng viên và học viên sẽ trao đổi các nghiệp vụ tác chiến trong việc phát hiện và ngăn chặn các hoạt động tội phạm diễn tra trên biển trong khu vực.
Các học viên sẽ học về quy trình lên tàu kiểm tra các tàu khả nghi một cách an toàn, phát hiện hoạt động buôn lậu, buôn bán bán người và đánh bắt thuỷ sản trái phép, nhận dạng ma tuý, các sản phẩm lâm nghiệp và động thực vật hoang dã, vũ khí và hàng hoá "lưỡng dụng" cũng như các loại hàng cấm khác. Chương trình này cũng thiết lập các cơ chế điều phối đa phương hợp pháp để truy tố các loại tội phạm xuyên quốc gia qua biên giới trên biển, thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho hay.
Sáng kiến hợp tác thực thi pháp luật trên biển Vịnh Thái Lan được hình thành năm 2010 với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm xác định các thách thức chung và xây dựng các cơ chế phối hợp cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển trong khu vực. Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát biển hoàng gia Thái Lan, Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia và Uỷ ban quốc gia về an ninh biển của Hoàng gia Campuchia đang tham gia hàng loạt các hội thảo cấp chiến thuật, tham mưu và tư lệnh để tăng cường hợp tác.
Mỹ và Việt Nam đang tích cực hợp tác để nâng cao năng lực của Việt Nam trong công tác thực thi pháp luật, ứng phó và cứu trợ thảm họa, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong môi trường biển.
Vũ Hà

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Vụ xử "quan chức" Tiên Lãng





Bốn trong số năm quan chức bị cáo buộc đứng sau vụ hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được Viện kiểm sát Hải Phòng đề nghị mức án treo trong ngày xét xử thứ hai. Bị cáo duy nhất bị đề nghị mức án tù là ông Nguyễn Văn Khanh, cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, với mức án đề xuất là từ 30 tháng đến ba năm.
Bị cáo Khanh chính là người được ông Đoàn Văn Vươn với tư cách bị hại xin giảm nhẹ hình phạt trước Tòa. Trước khi phiên tòa diễn ra, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thương và em dâu ông là bà Phạm Thị Báu, cũng có đơn xin giảm tội cho ông Khanh.
Trong khi đó, gia đình ông Vươn lại khẳng định ông Lê Văn Hiền, cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, là người có trách nhiệm lớn nhất trong việc cưỡng chế cũng như hủy hoại tài sản gia đình ông. Ông Vươn được báo chí trong nước dẫn lời yêu cầu xử nặng ông Lê Văn Hiền.
Tuy nhiên, mức án treo được đề xuất cho ông Hiền là 15-18 tháng, thấp hơn nhiều so với khung hình phạt cho tội danh của ông là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Cùng mức án trên với ông Hiền là ông Phạm Đăng Hoan, cựu bí thư xã Vinh Quang. Các bị cáo còn lại, bao gồm ông Phạm Xuân Hoa, cựu trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện và ông Lê Thanh Liêm, cựu chủ tịch xã, cùng đối diện mức án treo là 24-30 tháng.

Ông Đoàn Văn Vươn đòi tăng hình phạt cho ông Hiền nhưng giảm nhẹ đối với ông Khanh
Lý do một phần là vì ông chỉ bị truy tố tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ chứ không bị truy tố tội ‘Hủy hoại tài sản’ như các thuộc cấp của ông.
Không chỉ ông Hiền, mà các cựu quan chức Tiên Lãng khác cũng được đề nghị mức án nhẹ hơn nhiều so với luận tội ban đầu trong bản cáo trạng. Theo đó ba ông Khanh, Liêm, Hoa có thể bị tù từ 7 đến 15 năm còn ông Hoan là từ 2 đến 7 năm.
Theo tường thuật của truyền thông trong nước, thì căn cứ mà bên Công tố đưa ra để giảm nhẹ hình phạt là các bị cáo này đã tự bỏ tiền đền bù thiệt hại cho gia đình ông Vươn, thành khẩn khai báo và từng nhận bằng khen.
Cũng theo theo tường thuật của báo chí trong nước, thì tại phiên tòa ông Lê Văn Hiền đã một mực bác bỏ có vai trò trong vụ phá dỡ nhà của anh em Vươn-Quý trong khi ông Nguyễn Văn Khanh cáo buộc ông Hiền có biết và bật đèn xanh cho kế hoạch này.
Mặc dù là người ra quyết định cưỡng chế và thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế nhưng ông Hiền không trực tiếp đến hiện trường mà giao cho ông Khanh thực hiện.
Ông Khanh khai rằng ông đã gửi bản thông báo về việc thực hiện cưỡng chế có nội dung ‘tháo dỡ’ cho ông Hiền để báo cáo trước khi thực hiện cưỡng chế nhưng ‘ông Hiền không có ý kiến’ gì, theo bản tin trên VOV.
Trong khi đó, ông Hiền khẳng định ông Khanh là người ra thông báo này nên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Phần ông chỉ nhận trách nhiệm trong việc thiếu ‘kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo’ cưỡng chế mà thôi.
Ba bị cáo Hoa, Liêm và Hoan đã khai trước tòa rằng họ chỉ làm theo lệnh của ông Khanh và ‘không nhận thức được đúng sai’ của quyết định cưỡng chế cũng như nội dung Thông báo 225 của ông Khanh.
Viện công tố xác định thiệt hại của gia đình hai ông Vươn và Quý là 295 triệu đồng mà bốn bị cáo bị cáo buộc ‘hủy hoại tài sản’ phải bồi thường. Trước đó, ba bị cáo Hoa, Liêm và Đăng đã tự nguyện bồi thường mỗi người 70 triệu đồng do ‘nhận thức rõ trách nhiệm’.

Kết quả sau 03 ngày xét xử, HĐXX tuyên án: Bị cáo Nguyễn Văn Khanh 30 tháng tù giam; bị cáo Phạm Xuân Hoa: 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Lê Thanh Liêm: 24 tháng tù cho hưởng án treo; bị cáo Phạm Đăng Hoan, Lê Văn Hiền mỗi bị cáo 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo


Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Giết Người của anh em gđ Đoàn Văn Vươn


  - Sáng nay ngày 2/4 khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” đối với 6 người trong gia đình ông Vươn gồm: truy tố bị can Đoàn Văn Vươn (50 tuổi), Đoàn Văn Quý (47 tuổi) cùng ở xã Vinh Quang; Đoàn Văn Sịnh (46 tuổi) ở xã Đông Hưng và Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng về tội Giết người.
 - Bị can Phạm Thị Báu (31 tuổi, vợ ông Quý), Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ.
Thẩm phán chủ tọa là ông Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án TAND Hải Phòng. Có 7 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo nêu trên. Trong số này, luật sư Nguyễn Việt Hùng bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.


                                      Cảnh trong phiên tòa

 Có thể nói, đây là vụ án "Điểm" của người dân giám đứng lên dùng vũ khí chống lại lực lượng công quyền. Thể hiện sự bất tuân dân sự, lên tiếng trước sự lộng quyền của một số cán bộ công quyền Tiên Lãng, Hải Phòng, không vì nhân dân mà chỉ vì cá nhân.Vụ án Điểm vì cá nhân trong gia đình giám cả gan gài mìn, dùng súng "ngăn chặn" lực lượng "cương chế" đất đai gây đổ máu cho Cảnh sát và quân đội. Những việc là trên bị buộc tội giết người, tuy nhiên tuy tính chất vụ việc nên mức độ vi phạm pháp luật sẽ khác mà mức định lượng của tội danh trên sẽ khác. Nhưng mức độ chống lại và gây thương vong cho lực lượng cưỡng chế sẽ không nhẹ dù sau vụ việc đó là TTg Chính phủ kết luận là chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng làm sai, nhưng những người bị huy động cưỡng chế kia không biết thi hành mệnh lênh sai.
Có thể mức án phụ thuộc vào tính "phát lý, công lý" của quan tòa Hải Phòng với nhân dân. Dĩ nhiên, dù sao thị đến lúc này tất cả các bên "chính quyền" và "công dân" đều phải trả một cái giá nhất định. Tuy mức độ "nặng - nhẹ" sẽ phải chờ kết quả phiên tòa và công luận.

Nếu công lý được thực thi một cách đúng đắn là nỗi mừng của dân và đảm bảo cho sự phát triển xã hội. Tránh được sự lộng quyền, bè cánh, hành dân, tạo ra lực lượng dân oan. Mặt khác, người dân cũng phải bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, có thđối đầu nhưng có nhiều cách, trahs sự vi phạm pháp luật hình sự và hạn chế đổ máu như trên... Người dân cần phải tôn trọng pháp luật, có trách nhiệm trong việc đòi hỏi, bảo vệ, yêu cầu thực thi pháp luật và các quyền lợi ích chính đáng một cách triệt đ.


Một số hình ảnh trước giờ khai mạc phiên tòa.

                                                        Hoàng Vi (từ SG ra HP)

                                                                     
                                    
                                                       Công an  Ngoài phiên tòa

                                                        PV bác sỹ Phạm Hồng Sơn
                                                           PV bác sỹ Phạm Hồng Sơn  

                                                       Bà con Ngoài phiên tòa

                                                       Yêu cầu trả tự do cho ĐVV

                                                                 ĐVV vô tôi

                                                        CSGT phong tỏa trước VKS
                                                          Phong tỏa đường vào Tòa án

                                     Biểu ng ĐVV Vô Tội

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Tháng 4/2013, Tòa án Hải Phòng xử 2 vụ án liên quan tới gđ ông Đoàn Văn Vươn

Tháng 4/2013, Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm 2 vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế ngày 5/01/2012 xảy ra tại đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng).
Hàng nghìn người dân theo dõi vụ cưỡng chế ngày 5/01/2012 - Ảnh Minh Khang 
Theo đó, ngày 2/4 sẽ khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” đối với 6 người trong gia đình ông Vươn gồm:
truy tố bị can Đoàn Văn Vươn (50 tuổi), Đoàn Văn Quý (47 tuổi) cùng ở xã Vinh Quang; Đoàn Văn Sịnh (46 tuổi) ở xã Đông Hưng và Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng về tội Giết người.
Bị can Phạm Thị Báu (31 tuổi, vợ ông Quý), Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, dự kiến kết thúc ngày 5/4/2013; 
                                               Ông Đoàn Văn Vươn tại cơ quan điều tra

Ngày 8/4 sẽ khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nguyên trọng” đối với 5 người nguyên là cán bộ huyện Tiên Lãng, gồm ông Lê Văn Hiền – Nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên PCT UBND huyện; ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện; ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang và ông Phạm Đăng Hoan – Bí thư Đảng ủy xã;  liên quan đến tài sản nhà ông Vươn bị phá hủy, dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 10/4/2013. 

Trao đổi với PV VTC News, bà Nguyễn Thị Hiền (em dâu ông Vươn) cho biết, đến nay có 8 luật sư thuộc 6 văn phòng luật sư vào cuộc, tham gia bào chữa cho 6 người gia đình bà. “Chúng tôi hoàn toàn thoải mái vì đã chuẩn bị tinh thần cho 2 phiên tòa này từ hơn 1 năm nay ", bà Nguyễn Thị Hiền nói.
Căn nhà mới được văn phòng luật sư và gia đình ông Vươn xây dựng giáp tết Quý Tỵ - Ảnh Minh Khang  
Luật sư Nguyễn Việt Hùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Kinh đô, người bảo vệ gia đình ông Vươn cho biết, ngày 26/3 vừa qua ông đã vào thăm anh em ông Vươn trong trại tạm giam Công an TP Hải Phòng. Nhìn chung, sức khỏe của ông Vươn và những người thân khác đang trong trại giam cũng bình thường, tinh thần tốt. Về phía luật sư Hùng, ông cùng với cộng sự cũng đã chuẩn bị cơ bản xong các thủ tục cũng như hồ sơ vụ án để tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Vươn một cách tốt nhất trong 2 vụ án này.  Khi được hỏi về nhận định của luật sư đối với kết quả vụ án, ông cho biết kết quả còn phụ thuộc vào diễn biến của phiên tòa nên hiện tại chưa thể nói gì được.  

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tàu Trung Quốc đã bắn cháy tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa


               TỔNG ĐỘNG VIỆN. BAN BỐ TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH hay KHÔNG?
                                                     ĐÁNH hay KHÔNG?
              Ý chí, nguyện vọng nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền đất nước và nhân dân Việt Nam:
                                        ĐÁNH. ĐÁNH BỌN XÂM LƯỢC           



Theo báo chí Lề Phải đã đưa tin, tàu Trung Quốc đã chính thức nổ súng vào tàu cá Việt Nam, kéo dài chuỗi hành động từ uy hiếp và đến nay đã đe dọa tính mạng ngư dân. Không chỉ vậy, chúng đã cắm cờ, xây cột mốc trên các đảo không người tại Hoàng Sa. Hành động này, nhà cầm quyền Việt Nam đã không thể im lặng nữa mà lên tiếng phản đối vụ việc.
 Một góc cabin cháy của tàu QNg 96382. Ảnh: Tiền Phong

Cập bến An Hải, Lý Sơn ngày 22/3, ông Phải và 9 thuyền viên vẫn còn bàng hoàng trên chiếc tàu cá bị bắn tả tơi, đồ đạc cháy nham nhở. Ông Phải kể lại, khoảng 10h sáng ngày 20/3, trong khi chuẩn bị kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã bị tàu Trung Quốc hùng hổ truy đuổi.

Không có rạn san hô để làm chướng ngại vật, tàu của ông buộc phải chạy thẳng. Sau 30 phút rượt đuổi, lính Trung Quốc nổ súng vào tàu của ông. Lửa bắt vào nóc cabin phủ nhựa cháy ầm ầm, bên trong cabin vẫn còn 4 bình ga, không dập tắt sẽ nổ. Bất chấp nguy hiểm (có thể bị Trung Quốc bắn), ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, đã lao lên nóc lấy nước chữa cháy. Lúc này, tàu Trung Quốc quay đầu đi mất.

Ông Phải cho biết, chi phí sửa tàu khoảng hơn chục triệu đồng, nhưng chi phí thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây không phải lần đầu tiên tàu QNg 96382 đối mặt với sự côn đồ của tàu Trung Quốc. Trước đó, trong khi đánh bắt tại đảo Đá Lồi, ông cũng đã từng bị 2 tàu mã số 262, 263 (có thể là tàu Hải giám) chặn đuổi.
.
 Ảnh: Người đưa tin

Như vậy, chỉ riêng trong tháng 3, tại Hoàng Sa, đã có 3 tàu cá của ngư dân Lý Sơn đụng độ với tàu Hải giám, tàu tuần tra Trung Quốc, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, cuối năm 2012, tàu chiến của Trung Quốc cũng đã xuất hiện uy hiếp ngư dân. Nghiêm trọng trên cấp độ quốc gia, theo thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) - người cũng bị Trung Quốc đập phá tài sản ngư cụ, cướp hải sản ngày 17/3 - cho biết từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đã xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Khẳng định của Cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc: "Không soạn thảo Kiến Nghị 72 và không biết bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013".



Khẳng định của Cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc:


"Không soạn thảo Kiến Nghị 72 và không biết bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013"



Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72 và Bản Dự Thảo HP 2013 của nhóm người này.


            Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 16 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam. Trước đó, trong thư kêu gọi ký tên ủng hộ (Kiến nghị 72) ông Tương Lai loan báo là đã có sự đầu tư, nghiên cứu đầy trách nhiệm của những vị đứng đầu các ngành, trong đó tiêu biểu là cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc. Vậy sự thật thế nào?

        - Cuộc phỏng vấn phát trên Chương trình Thời sự VTV1 tối thứ Sáu 22/3/2013, ông Lộc bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì "tín nhiệm" và ông miễn cưỡng nhận lời. Ông nói: "Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn". "Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia."

         Ông Nguyễn Đình Lộc giải thích: "Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia". Ông nói thêm: "Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó... , không soạn thảo Kiến Nghị 72, không được biết Bản Dự thảo hiến Pháp 2013. Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi!"

          -  Ông Nguyễn Đình Lộc nêu tình trạng ký tên số 33 trong danh sách 72 người chủ xướng Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Vậy là, ông chỉ được trao đổi chung chung và chỉ đọc qua Kiến Nghị 72 trước khi cầm bút ký,  ngay trước lúc trao Bản Kiến Nghị cho Ủy Ban sửa đổi Hiến Pháp, và chứng tỏ ông bị đưa vào thế “đã rồi”. Điều này thể hiện rõ khi ông Lộc nói trên VTV: "Tất nhiên thì trước khi trao phải đọc, bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ.  Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao".  

              Ngay sau khi chương trình Thời sự với phỏng vấn nói trên được phát sóng, các mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập ý kiến chỉ trích ông Lộc về điều mà một số người gọi là "bất nhất" và "đào ngũ", có người đặt nghi vấn là cuộc phỏng vấn đã bị cắt xén, chỉnh sửa. Nhưng thực tế khách quan thì không có chỉnh sửa mà ông Lộc đã khẳng định chính bản thân mình trước việc bị "nhóm” trí thức Tương Lai và nhóm Bô xít lợi dụng. Ông lên tiếng để cho mọi người thấy SỰ THẬT LUÔN LÀ SỰ THẬT. Ai muốn tiếp tục tin ông Tương Lai thì tùy.

            -  Không hài lòng với việc bị “tố” trên truyền hình, bị nhiều người chê trách, thậm chí lên án. Để ngụy biện cho sự xảo trá của mình, "gáo sư" Tương Lai nhận xét rằng: phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV "không minh bạch rõ ràng, gây hiểu lầm". "Những điều ông ấy nói có đúng một phần, nhưng một số chỗ lại không chính xác, hay không có việc ép ông Lộc nhận vị trí trưởng đoàn, mà ông vui vẻ nhận lời và làm tròn công việc một cách xuất sắc..."… cách trả lời phỏng vấn của ông Lộc "có hại cho bản thân ông ấy, cho danh dự và uy tín của ông", nhưng không có ảnh hưởng gì tới nội dung bản Kiến nghị. Để lấp liếm, ngụy biện cho việc làm không trong sáng khi lừa ông Lộc làm trưởng đoàn, hay danh sách "ma" ký tên ủng hộ Kiến nghi 72, ông Tương Lai tuyên bố tiếp tục tìm mọi cách để bản danh sách ngày càng dài thêm. (phải chăng ông Lai  tiếp tục vẽ những danh sách ....)

             Nhận xét về Giáo sư (tự phong) Tương Lai (thực tế mới chỉ là Phó giáo sư): ông Nguyễn Gia Kiểng - thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên khẳng định: Đảng Nhân Dân Hành Động được ông Võ Văn Kiệt (theo sáng kiến trợ lý là ông Nguyễn Phước Tương) lập ra năm 1991 của sau khi Hà Nội ký hiệp định Paris cam kết rút khỏi Campuchia. Nó ngụy trang dưới bộ mặt của một tổ chức đối lập, mục đích của nó là xâm nhập hàng ngũ đối lập, đặc biệt là để phát giác và triệt tiêu những phần tử chống đối tại Campuchia. Đảng này đã đưa rất nhiều người đối lập thực sự vào tù và mỗi lần như vậy nó còn khoe khoang như là những thành tích chống cộng...

          Cho thấy chủ trương của ông Tương Lai (thời kỳ hoàng kim) tham mưu cho ông Kiệt lập các đảng đối lập “cuội” trong hay ngoài nước nhưng trong ruột vẫn là đảng CS và bị điều chỉnh bởi đảng CS, nhằm đánh lừa, phát hiện, bắt bớ những người chống lại đảng CS…. Do đó, ngày hôm nay, qua sáng kiến của ông Tương Lai đưa “Thư khẩn”, Kiến Nghị, Kêu gọi… để cho trí thức “ký tên” khiến họ bị “ngã ngựa” cũng bình thường thôi.


            Bản Kiến nghị 72 gần đây đã bị Báo Đại Đoàn Kết hôm 9/3 đăng bài nói một cuộc điều tra của báo này cho thấy nhiều chữ ký ủng hộ bản kiến nghị này là "ngụy tạo". Đồng thời trên trang blog Bần Cố Nông cũng đã “chơi chữ” cho các vị này một cú đau để khẳng định việc lấy danh sách “ký Kiến nghị ma”. Nhiều bạn đọc cho rằng Nhóm trí thức không minh bạch, đánh lừa dư luận, không xứng danh trí thức, blog Kami còn cho rằng những vị Bô Xít này là “bỉ ổi”. Có thể thấy, những việc ông Tương Lai, ông Huệ Chi, ông Quang A theo kiểu "lanh mưu"... đã làm cho không ít trí thức phải xấu hổ vì cả tin vào những vị này.

              Ông cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc đã chính thức bác bỏ liên quan tới một văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 hiện đang được lưu truyền trên các trang mạng, được cho là phát triển từ Kiến nghị 72. Do vậy, Kiến Nghị 72 đã không còn giá trị đối với ông. Một lần nữa, thêm nhiều người nghi ngờ tính xác thực của số người ký tên ủng hộ, thậm chí chán nản gọi là cái “cái trò” ký tên ủng hộ Kiến nghị 72.
           Mong rằng, những vị trí thức chân chính trong và ngoài nước hãy cảnh giác và đừng để bị lợi dụng vào những mưu đồ chính trị, không có tính xây dựng, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, đi ngược lại quyền lợi ích chính đáng của nhân dân.   Xin đừng để cái danh hiệu Trí thức được tôn kính.... bị biến thành danh hiệu mới là  “Trí thức Giấy loại”