Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Tháng 4/2013, Tòa án Hải Phòng xử 2 vụ án liên quan tới gđ ông Đoàn Văn Vươn

Tháng 4/2013, Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm 2 vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế ngày 5/01/2012 xảy ra tại đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng).
Hàng nghìn người dân theo dõi vụ cưỡng chế ngày 5/01/2012 - Ảnh Minh Khang 
Theo đó, ngày 2/4 sẽ khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” đối với 6 người trong gia đình ông Vươn gồm:
truy tố bị can Đoàn Văn Vươn (50 tuổi), Đoàn Văn Quý (47 tuổi) cùng ở xã Vinh Quang; Đoàn Văn Sịnh (46 tuổi) ở xã Đông Hưng và Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng về tội Giết người.
Bị can Phạm Thị Báu (31 tuổi, vợ ông Quý), Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, dự kiến kết thúc ngày 5/4/2013; 
                                               Ông Đoàn Văn Vươn tại cơ quan điều tra

Ngày 8/4 sẽ khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nguyên trọng” đối với 5 người nguyên là cán bộ huyện Tiên Lãng, gồm ông Lê Văn Hiền – Nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên PCT UBND huyện; ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện; ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang và ông Phạm Đăng Hoan – Bí thư Đảng ủy xã;  liên quan đến tài sản nhà ông Vươn bị phá hủy, dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 10/4/2013. 

Trao đổi với PV VTC News, bà Nguyễn Thị Hiền (em dâu ông Vươn) cho biết, đến nay có 8 luật sư thuộc 6 văn phòng luật sư vào cuộc, tham gia bào chữa cho 6 người gia đình bà. “Chúng tôi hoàn toàn thoải mái vì đã chuẩn bị tinh thần cho 2 phiên tòa này từ hơn 1 năm nay ", bà Nguyễn Thị Hiền nói.
Căn nhà mới được văn phòng luật sư và gia đình ông Vươn xây dựng giáp tết Quý Tỵ - Ảnh Minh Khang  
Luật sư Nguyễn Việt Hùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Kinh đô, người bảo vệ gia đình ông Vươn cho biết, ngày 26/3 vừa qua ông đã vào thăm anh em ông Vươn trong trại tạm giam Công an TP Hải Phòng. Nhìn chung, sức khỏe của ông Vươn và những người thân khác đang trong trại giam cũng bình thường, tinh thần tốt. Về phía luật sư Hùng, ông cùng với cộng sự cũng đã chuẩn bị cơ bản xong các thủ tục cũng như hồ sơ vụ án để tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Vươn một cách tốt nhất trong 2 vụ án này.  Khi được hỏi về nhận định của luật sư đối với kết quả vụ án, ông cho biết kết quả còn phụ thuộc vào diễn biến của phiên tòa nên hiện tại chưa thể nói gì được.  

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tàu Trung Quốc đã bắn cháy tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa


               TỔNG ĐỘNG VIỆN. BAN BỐ TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH hay KHÔNG?
                                                     ĐÁNH hay KHÔNG?
              Ý chí, nguyện vọng nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền đất nước và nhân dân Việt Nam:
                                        ĐÁNH. ĐÁNH BỌN XÂM LƯỢC           



Theo báo chí Lề Phải đã đưa tin, tàu Trung Quốc đã chính thức nổ súng vào tàu cá Việt Nam, kéo dài chuỗi hành động từ uy hiếp và đến nay đã đe dọa tính mạng ngư dân. Không chỉ vậy, chúng đã cắm cờ, xây cột mốc trên các đảo không người tại Hoàng Sa. Hành động này, nhà cầm quyền Việt Nam đã không thể im lặng nữa mà lên tiếng phản đối vụ việc.
 Một góc cabin cháy của tàu QNg 96382. Ảnh: Tiền Phong

Cập bến An Hải, Lý Sơn ngày 22/3, ông Phải và 9 thuyền viên vẫn còn bàng hoàng trên chiếc tàu cá bị bắn tả tơi, đồ đạc cháy nham nhở. Ông Phải kể lại, khoảng 10h sáng ngày 20/3, trong khi chuẩn bị kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã bị tàu Trung Quốc hùng hổ truy đuổi.

Không có rạn san hô để làm chướng ngại vật, tàu của ông buộc phải chạy thẳng. Sau 30 phút rượt đuổi, lính Trung Quốc nổ súng vào tàu của ông. Lửa bắt vào nóc cabin phủ nhựa cháy ầm ầm, bên trong cabin vẫn còn 4 bình ga, không dập tắt sẽ nổ. Bất chấp nguy hiểm (có thể bị Trung Quốc bắn), ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, đã lao lên nóc lấy nước chữa cháy. Lúc này, tàu Trung Quốc quay đầu đi mất.

Ông Phải cho biết, chi phí sửa tàu khoảng hơn chục triệu đồng, nhưng chi phí thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây không phải lần đầu tiên tàu QNg 96382 đối mặt với sự côn đồ của tàu Trung Quốc. Trước đó, trong khi đánh bắt tại đảo Đá Lồi, ông cũng đã từng bị 2 tàu mã số 262, 263 (có thể là tàu Hải giám) chặn đuổi.
.
 Ảnh: Người đưa tin

Như vậy, chỉ riêng trong tháng 3, tại Hoàng Sa, đã có 3 tàu cá của ngư dân Lý Sơn đụng độ với tàu Hải giám, tàu tuần tra Trung Quốc, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, cuối năm 2012, tàu chiến của Trung Quốc cũng đã xuất hiện uy hiếp ngư dân. Nghiêm trọng trên cấp độ quốc gia, theo thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) - người cũng bị Trung Quốc đập phá tài sản ngư cụ, cướp hải sản ngày 17/3 - cho biết từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đã xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Khẳng định của Cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc: "Không soạn thảo Kiến Nghị 72 và không biết bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013".



Khẳng định của Cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc:


"Không soạn thảo Kiến Nghị 72 và không biết bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013"



Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72 và Bản Dự Thảo HP 2013 của nhóm người này.


            Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 16 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam. Trước đó, trong thư kêu gọi ký tên ủng hộ (Kiến nghị 72) ông Tương Lai loan báo là đã có sự đầu tư, nghiên cứu đầy trách nhiệm của những vị đứng đầu các ngành, trong đó tiêu biểu là cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc. Vậy sự thật thế nào?

        - Cuộc phỏng vấn phát trên Chương trình Thời sự VTV1 tối thứ Sáu 22/3/2013, ông Lộc bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì "tín nhiệm" và ông miễn cưỡng nhận lời. Ông nói: "Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn". "Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia."

         Ông Nguyễn Đình Lộc giải thích: "Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia". Ông nói thêm: "Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó... , không soạn thảo Kiến Nghị 72, không được biết Bản Dự thảo hiến Pháp 2013. Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi!"

          -  Ông Nguyễn Đình Lộc nêu tình trạng ký tên số 33 trong danh sách 72 người chủ xướng Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Vậy là, ông chỉ được trao đổi chung chung và chỉ đọc qua Kiến Nghị 72 trước khi cầm bút ký,  ngay trước lúc trao Bản Kiến Nghị cho Ủy Ban sửa đổi Hiến Pháp, và chứng tỏ ông bị đưa vào thế “đã rồi”. Điều này thể hiện rõ khi ông Lộc nói trên VTV: "Tất nhiên thì trước khi trao phải đọc, bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ.  Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao".  

              Ngay sau khi chương trình Thời sự với phỏng vấn nói trên được phát sóng, các mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập ý kiến chỉ trích ông Lộc về điều mà một số người gọi là "bất nhất" và "đào ngũ", có người đặt nghi vấn là cuộc phỏng vấn đã bị cắt xén, chỉnh sửa. Nhưng thực tế khách quan thì không có chỉnh sửa mà ông Lộc đã khẳng định chính bản thân mình trước việc bị "nhóm” trí thức Tương Lai và nhóm Bô xít lợi dụng. Ông lên tiếng để cho mọi người thấy SỰ THẬT LUÔN LÀ SỰ THẬT. Ai muốn tiếp tục tin ông Tương Lai thì tùy.

            -  Không hài lòng với việc bị “tố” trên truyền hình, bị nhiều người chê trách, thậm chí lên án. Để ngụy biện cho sự xảo trá của mình, "gáo sư" Tương Lai nhận xét rằng: phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV "không minh bạch rõ ràng, gây hiểu lầm". "Những điều ông ấy nói có đúng một phần, nhưng một số chỗ lại không chính xác, hay không có việc ép ông Lộc nhận vị trí trưởng đoàn, mà ông vui vẻ nhận lời và làm tròn công việc một cách xuất sắc..."… cách trả lời phỏng vấn của ông Lộc "có hại cho bản thân ông ấy, cho danh dự và uy tín của ông", nhưng không có ảnh hưởng gì tới nội dung bản Kiến nghị. Để lấp liếm, ngụy biện cho việc làm không trong sáng khi lừa ông Lộc làm trưởng đoàn, hay danh sách "ma" ký tên ủng hộ Kiến nghi 72, ông Tương Lai tuyên bố tiếp tục tìm mọi cách để bản danh sách ngày càng dài thêm. (phải chăng ông Lai  tiếp tục vẽ những danh sách ....)

             Nhận xét về Giáo sư (tự phong) Tương Lai (thực tế mới chỉ là Phó giáo sư): ông Nguyễn Gia Kiểng - thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên khẳng định: Đảng Nhân Dân Hành Động được ông Võ Văn Kiệt (theo sáng kiến trợ lý là ông Nguyễn Phước Tương) lập ra năm 1991 của sau khi Hà Nội ký hiệp định Paris cam kết rút khỏi Campuchia. Nó ngụy trang dưới bộ mặt của một tổ chức đối lập, mục đích của nó là xâm nhập hàng ngũ đối lập, đặc biệt là để phát giác và triệt tiêu những phần tử chống đối tại Campuchia. Đảng này đã đưa rất nhiều người đối lập thực sự vào tù và mỗi lần như vậy nó còn khoe khoang như là những thành tích chống cộng...

          Cho thấy chủ trương của ông Tương Lai (thời kỳ hoàng kim) tham mưu cho ông Kiệt lập các đảng đối lập “cuội” trong hay ngoài nước nhưng trong ruột vẫn là đảng CS và bị điều chỉnh bởi đảng CS, nhằm đánh lừa, phát hiện, bắt bớ những người chống lại đảng CS…. Do đó, ngày hôm nay, qua sáng kiến của ông Tương Lai đưa “Thư khẩn”, Kiến Nghị, Kêu gọi… để cho trí thức “ký tên” khiến họ bị “ngã ngựa” cũng bình thường thôi.


            Bản Kiến nghị 72 gần đây đã bị Báo Đại Đoàn Kết hôm 9/3 đăng bài nói một cuộc điều tra của báo này cho thấy nhiều chữ ký ủng hộ bản kiến nghị này là "ngụy tạo". Đồng thời trên trang blog Bần Cố Nông cũng đã “chơi chữ” cho các vị này một cú đau để khẳng định việc lấy danh sách “ký Kiến nghị ma”. Nhiều bạn đọc cho rằng Nhóm trí thức không minh bạch, đánh lừa dư luận, không xứng danh trí thức, blog Kami còn cho rằng những vị Bô Xít này là “bỉ ổi”. Có thể thấy, những việc ông Tương Lai, ông Huệ Chi, ông Quang A theo kiểu "lanh mưu"... đã làm cho không ít trí thức phải xấu hổ vì cả tin vào những vị này.

              Ông cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc đã chính thức bác bỏ liên quan tới một văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 hiện đang được lưu truyền trên các trang mạng, được cho là phát triển từ Kiến nghị 72. Do vậy, Kiến Nghị 72 đã không còn giá trị đối với ông. Một lần nữa, thêm nhiều người nghi ngờ tính xác thực của số người ký tên ủng hộ, thậm chí chán nản gọi là cái “cái trò” ký tên ủng hộ Kiến nghị 72.
           Mong rằng, những vị trí thức chân chính trong và ngoài nước hãy cảnh giác và đừng để bị lợi dụng vào những mưu đồ chính trị, không có tính xây dựng, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, đi ngược lại quyền lợi ích chính đáng của nhân dân.   Xin đừng để cái danh hiệu Trí thức được tôn kính.... bị biến thành danh hiệu mới là  “Trí thức Giấy loại”




Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải Netizen 2.500 EURO


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh tức nhà báo Hồ Ly Tiên chính thức nhận giải “Công Dân Mạng” (Netizen) năm 2013 tại Paris, pháp có giá trị giải Netizen 2.500 EURO, do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và tập đoàn Google trao tặng. 
Buổi lễ diễn ra lúc 6 giờ chiều giờ Paris, tức 12 giờ đêm giờ Việt Nam và 10 giờ sáng giờ California, ngày 12 tháng Ba, 2013.
Toàn văn bài phát biểu của  Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải Công Dân Mạng 2013 tại Paris.

****

Thưa toàn thể Qúy Vị.
Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt tại buổi lễ hết sức trân trọng nầy. Vì ở đất nước tôi nhiều quyền tự do được hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị nhà cầm quyền tìm cách nầy cách khác hạn chế.
Trong vòng 2 năm trở lại đây có khá nhiều blogger không được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để chữa bệnh, để dự hội thảo, hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi mà không có lý do .
Đó là các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn Hoàng Vi, JB Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân…
Do vậy sự có mặt của tôi ở đây là một bất ngờ. Có thể là do uy tín của Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF cũng như của tập đoàn Google, là hai tổ chức đã sáng lập và bảo trợ cho giải thưởng cao quý nầy. Và cũng có thể là do những cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ ở nước tôi đang diễn ra khá sôi động thông qua việc góp ý sửa đổi hiến pháp đã có những tác dụng nhất định lên giới cầm quyền.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh phát biểu tại lễ trao giải. (Hình: Facebook Huỳnh Ngọc Chênh)
Xin nói thêm về cuộc vận động đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ đang diễn ra khá mạnh mẽ ở đất nước tôi. Cách đây ba năm, khi blogger, luật sư Cù Huy Hà Vũ  qua các bài viết đề nghị đa đảng để dân chủ hóa, liền bị kết án 7 năm tù, thì nay, khi tôi có mặt ở đây, bên nước tôi đã có nhiều tổ chức với tổng số gần 20 ngàn người ký tên vào các bản kiến nghị yêu cầu xóa bỏ điều bốn trong hiến pháp và yêu cầu đa đảng mà không phải e dè sợ hãi.

Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu nầy. Ấy là mạng internet. Mạng internet đã giúp người dân chúng tôi nói lên tiếng nói và nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt.
Như quý vị đã biết ở đất nước tôi không hề có báo tư nhân, chỉ có cơ quan của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền mới được ra báo và lập đài phát thanh – truyền hình. Do vậy 700 cơ quan báo đài đều nằm dưới quyền kiểm soát của những đảng viên CS tin cậy. Thông tin đăng tải trên các cơ quan báo đài ấy đi theo định hướng của đảng cầm quyền. Tiếng nói và nguyện vọng của nhiều người dân vì thế mà không có nơi để xuất hiện.
May thay mạng internet xuất hiện và các blogger ra đời. Ban đầu các blogger tiên phong tuy còn rất ít ỏi  nhưng họ là những mũi kim nhọn đâm những lỗ thủng đầu tiên vào bức màn bưng bít thông tin ở đất nước tôi. Và nhiều người trong số họ phải trả giá cho sự dũng cảm ấy, họ đã và đang bị ngồi trong nhà tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc và thậm chí bị cưỡng bức vào nhà thương điên nữa. Đó là các blogger và các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa: Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự,  Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau nầy như Nguyễn Phương Uyên, Paul Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh…
Những hy sinh ấy đã không uổng công. Ngày nay những blogger và những người đấu tranh cho dân chủ đã phát triển lên thành một lực lượng lớn mạnh và rộng khắp mà nhà cầm quyền không thể nào ngăn cản nổi. Hai vạn chữ ký và sẽ còn nhiều hơn nữa đòi xóa bỏ điều bốn đã nói lên điều đó. Hàng trăm trang blog cổ xúy cho đổi mới, cổ xúy tự do ngôn luận, cổ xúy dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống báo chí mà chúng tôi gọi là báo lề dân, tồn tại lớn mạnh song song bên cạnh hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát được gọi là báo lề đảng.
Trong cái nền vững vàng ấy tôi được phát triển lên. Những lá phiếu từ khắp nơi trên thế giới bầu cho tôi để tôi trở thành công dân mạng chính là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho quyền công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận đang lớn mạnh lên hàng ngày trên đất nước chúng tôi.
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
-  Để nhận được giải thưởng cao quý nầy, tôi đã nhận được sự ủng hộ của các blogger, các bạn trẻ yêu nước tại VN cũng như các bạn khác tại hải ngoại. Những lá phiếu các bạn dành cho tôi chính là những lá phiếu góp phần động viên một phong trào đang vươn lên lớn mạnh ở VN, phong trào của những người viết báo tự do, những người sẵn sàng đối đầu với những khó khăn để đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận chính đáng. Cám ơn các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFI, RFA, SBTN…đã tích cực đưa tin và viết bài về tôi cũng như về sự kiện bầu chọn công dân mạng, nhờ vậy mà giải thưởng lần nầy đã gây ra tiếng vang rộng lớn tạo ra nguồn động viên to lớn cho phong trào đấu tranh cho sự tiến bộ ở trong nước tôi.
-Riêng với cá nhân tôi, từ khi nhận được giải thưởng cao quý nầy tôi đã cảm nhận được sự tin yêu của bạn đọc khắp nơi dành cho blog huỳnh ngọc chênh của tôi. Sau khi được tin tôi trúng giải thưởng netizen, số lượt người vào đọc hàng ngày tăng từ 15 ngàn lên 20, có khi 25 ngàn lượt .
- Cám ơn tập đoàn Google, tập đoàn về mạng to lớn, phủ khắp toan cầu, là kho tri thức khổng lồ mà những người viết báo chúng tôi luôn cần đến. Thật xứng đáng khi Google đã kết hợp với RSF tổ chức ra giải thưởng cao quý nầy để hàng năm trao cho những người hoạt động vì sự tự do báo chí trên toàn cầu thông qua hệ thống mạng internet.
-  Xin chân thành cám ơn tổ chức RSF, đã có mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới, là chỗ dựa quan trọng cho những người cầm bút tự do, nhất là những nhà báo trong những đất nước bị bóp nghẹt tự do ngôn luận. Giải RSF là nguồn động viên to lớn cho những blogger ấy.
- Cám ơn bà bộ trưởng truyền thông Pháp Fleur Pellerin người đại diện cho chính quyền Pháp có mặt tại buồi lễ nầy. Sự có mặt của bà là một vinh dự rất lớn cho buổi lễ. Chúc bà sức khỏe. Chúc nước Pháp mãi mãi là ngọn cờ đi đầu trong việc đấu tranh cho quyền của con người.
Paris, 12/3/2013

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam được nhận Giải Công dân Mạng 2013

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam được nhận Giải Công dân Mạng 2013 do Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF phối hợp với đại công ty internet Google vinh danh.
Giải thưởng thường niên trị giá 2.500 Euro này thường được trao vào 12/3 hằng năm để kỷ niệm Ngày Thế giới Chống lại Sự kiểm duyệt trên mạng.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=eTjXoWvDyqg