Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt giữ


Lê Quốc Quân (cà vát vàng, đen) được chính khách Hoa Kỳ gặp mặt

                                              hình Lê Quốc Quân

Sáng ngày 27/12/2012, ông Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân, cho biết luật sư Lê Quốc Quân (có vợ tên Nguyễn Thị Thu Hiền) đã bị công an bắt giữ tại Hà Nội khi đưa con gái đến trường. Công an đã khám xét nhà cũng như văn phòng của luật sư Quân và tịch thu nhiều tài liệu.


 Theo lời ông Lê Quốc Quyết, công an cho gia đình biết là luật sư Lê Quốc Quân sẽ bị truy tố về tội « Trốn thuế ».

Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã khởi tố ông Lê Quốc Quân về hành vi trốn thuế theo điều 161 Bộ luật hình sự và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Quốc Quân (41 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam (trụ sở tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo nhà chức trách TP Hà Nội xác định, với việc ông Quân chỉ đạo khai khống các hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn, cộng tác viên, ông Lê Quốc Quân đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 437 triệu đồng.

Là một tín đồ Công giáo và nhà đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, lập hội, tự do tôn giáo và tự do chính trị. Trước đây, luật sư Quân đã lôi kéo nhiều người, đấu tranh đòi xóa bỏ thể chế chính trị Việt Nam, ông từng bị giam trong 3 tháng vào năm 2007 với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền» sau khi ông tham gia tổ chức Việt Tân và tham gia khóa huấn luyện, lãnh đạo, tổ chức điều hành chính Phủ của Việt Tân tổ chức. Ông bị bắt ngay sau khi hoàn tất suất học bổng do Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ tài trợ, khiến các chính khách Mỹ gửi thư cho Chủ tịch nước Việt Nam lên tiếng phản đối và sau đó đã được thả ra do vì có sự can thiệp của Mỹ.

Theo cáo buộc của Hà Nội, Lê Quốc Quân là một nhân vật rất tích cực trong kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng, xuyên tạc chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động lôi kéo lực lượng, tập hợp lực lượng, và lợi dụng các sự kiện xã hội để chống đối Đảng, Nhà nước, phục vụ cho lợi ích đen tối của các thế lực phản động. Do đó, cần có biện pháp ngăn chặn và giáo dục.

Tháng tám vừa qua, ông tố cáo là đã bị công an hành hung và đến đầu tháng 12 vừa qua, cho biết là gia đình ông bị áp lực rất mạnh.

Luật sư Lê Quốc Quân nổi tiếng chủ yếu vì ông là tác giả nhiều bài viết về dân chủ, đa nguyên và tự do tôn giáo đăng trên các trang blog. Ông cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Trước vụ bắt giữ luật sư Quân, một em trai khác của ông là nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản cũng đã bị bắt tại Hà Nội ngày 30/10 với tội danh « Trốn thuế ». Một người em họ của luật sư Quân là chị Nguyễn Thị Oanh và là trợ lý của ông Lê Đình Quản cũng đã bị bắt giam.

Tội danh « Trốn thuế » cũng đã từng được áp dụng để đối với blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, từng sang Thái Lan học khóa đấu tranh lật đổ chế độ Việt Nam theo phương thức bất bạo động, Điếu Cày bị xử với mức án trong 2 năm 6 tháng tù về tội danh trên. Những người này bị cáo buộc là "dân chủ giả hiệu, mục đích vì tiền, lợi ích cá nhân, không có tính xây dựng".

Nhằm nghiêm trị những kẻ chống đối nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Hải bị khởi tố thêm tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và đã bị kết án 12 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ngày 24/09, cùng với hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải. Phiên Tòa phúc thẩm 28/12 vừa qua, Nguyễn Văn Hải không nhận tội và đã bị tòa tuyên Y án sơ thẩm. Mức án cụ thể Nguyễn Văn Hải 12 năm tù giam và 05 năm quản chế, Tạ Phong Tần 01 năm tù và 03 năm quản chế. Đối với Phan Thanh Hải (anh ba SG) đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tù bỏ hoạt động, xin khoan hồng, Tòa phúc thẩm đã tuyên giảm 01 năm tù (từ 4 năm xuống còn 3 năm) đối với Phan Thanh Hải.

.............

Điều 161. Tội trốn thuế
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Thong báo của Nhóm 42 trí thức


Tập thể bốn mươi hai nhân sĩ trí thức, từng có văn thư đề nghị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biểu tình chống Trung Quốc, vừa gởi thêm thông báo số 2 đến báo chí cũng như chính quyền các cấp.

Photo courtesy of danlambao
BS Huỳnh Tấn Mẫm (ngoài cùng bên phải) trong lần biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/6/2011 tại Sài Gòn.

Thông báo viết rằng trong khi chờ đợi văn bản trả lời của lãnh đạo thành phố mà nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu khích gây hấn thì mọi người sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu nước phù hợp của mình.
Thanh Trúc phỏng vấn một thành viên trong nhóm, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, người đứng tên trong bản thông báo số 2 này:
Thanh Trúc: Thưa bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, ông là người soạn bản thông báo số 2 này cũng như là thay mặt tập thể bốn mươi hai công dân, nhân sĩ trí thức, để gởi thông báo này phải không?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Đúng ra thông báo này là soạn tập thể chứ không phải cá nhân, ý kiến của anh em. Nhiều anh em sửa đi sửa lại chứ không phải chỉ mình tôi soạn ra, nhưng mà trong đó có phần đóng góp ý kiến quan trọng của tôi.
Chúng tôi gởi cho các báo trước, sau đó rồi các anh em có gởi trên mạng, nhưng mà chủ yếu và trước hết là phải gởi cho các báo dù cho các báo không đăng đi nữa chúng tôi cũng phải gởi. Thành Ủy, Ủy Ban, Hội Đồng Nhân Dân đều có gởi.
thong-bao-2-250.jpg
Bản thông báo số 2 của tập thể 42 công dân gởi văn bản đề nghị tổ chức biểu tình đến thành ủy ĐCS, hội đồng nhân dân & UB TPHCM. Photo courtesy of blog Huỳnh Ngọc Chênh.
Tôi gởi một cách công khai, không có gì phải dấu diếm và sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai. Tại vì chúng tôi nghĩ đây là phản ứng của dư luận quần chúng chứ không phải là một tổ chức bí mật, không phải một tổ chức để mà trực diện với chính quyền. Chúng tôi chỉ là bức xúc mà nói lên chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam. Thanh Trúc: Xin ông trình bày qua về bản thông báo số 2 này?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Nội dung là yêu cầu chúng tôi gởi bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn bản. Đó là cách làm việc theo văn hóa. Người ta yêu cầu bằng văn bản thì phải trả lời bằng văn bản. Đó là điều thứ nhất.
Thứ hai, chúng tôi muốn nói việc số người được hỏi còn đa số còn lại thì không hỏi gì. Trong cách hỏi cũng làm cho người ta khó hiểu, hỏi có phải đúng chữ ký không, ai đưa ký, ai soạn. Điều đó để làm gì, đâu có ích lợi gì. Người ta là người lớn rồi, người ta ký vào nghĩa là người ta chấp nhận, cớ gì phải hỏi những điều chi tiết như vậy. Có vẻ tra hỏi thì cái đó không hay lắm.
Điều thứ ba, chúng tôi thấy thời gian mà chúng tôi chờ đợi cũng phải có một thời gian nhất định nào đó, không để lâu được và không thể kéo dài được. Nếu như có tình hình mới là Trung Quốc xâm chiếm thêm nữa, có động thái thêm nữa ở biển Đông, thì dứt khoát là chúng tôi phải có thái độ ngay lập tức, không chờ đợi nữa.
Vì nếu chờ đợi một thời gian mà không được thì chúng tôi phải có một cách khác để hành động. Chuyện im lặng tôi thấy là một điểu dở, tại sao ba tuần rồi mà không trả lời, đối xử với nhau như vậy là không tốt. Tôi nghĩ phải đối xử với nhau tốt hơn, khi người ta hỏi thì mình phải trả lời. Có thể trả lời là không đồng tình hoặc thế này thế khác nhưng mà phải trả lời.
Tại sao phải im lìm như vậy, tại sao phải nói là tàu lạ mà không nói thẳng là tàu Trung Quốc? Tại sao không nói những điều mà Trung Quốc quấy phá chúng ta một cách công khai trong đảng và trong nhân dân?
BS Huỳnh Tấn Mẫm
Thanh Trúc: Thông báo số 2 được gởi ra ngày 15 tháng Tám 2012 nhưng các báo đã không đăng lại và chỉ xuất hiện trên các blogs, các trang mạng xã hội mà thôi, ông nghĩ thế nào?
BS Huỳnh Tấn Mẫm: Chắc là có sự kiểm duyệt nào đó, chắc có lịnh chỉ đạo nào đó của cấp trên, của Ban Tuyên Huấn, của Trung Ương hoặc của Thành Ủy. Như hồi đó tới giờ chúng tôi có ý kiến này ý kiến nọ nhưng mà có được đăng đâu. Điều đó cho thấy cũng là điều không hay của cơ quan Tuyên Huấn của nhà nước, cơ quan Tuyên Huấn của đảng.
Nếu người ta nói mà mình không được trả lời, nếu người ta nói mà mình không được thông tin, thì thông tin một chiều đó chẳng ích lợi gì cả. Người dân không biết thì sẽ hiểu như thế nào đây? Tại sao phải im lìm như vậy, tại sao phải nói là tàu lạ mà không nói thẳng là tàu Trung Quốc? Tại sao không nói những điều mà Trung Quốc quấy phá chúng ta một cách công khai trong đảng và trong nhân dân?
Một nhà nước có thực quyền thì phải tỏ ý chí mạnh mẽ, chứ không để tình trạng úp mở làm người ta không hiểu gì hết. Ngay cả trong đảng cũng không hiểu rồi nhân dân cũng không hiểu thì làm gì mà thuyết phục được nhân dân. Làm sao thuyết phục được dư luận trong đảng chứ đừng nói chi là dư luận quốc tế. Chúng tôi thấy đó là điều không hay, không tốt và cần phải sửa chữa.
de-nghi-bieu-tinh-250.jpg
Trang mạng Bauxite với lời kêu gọi Nhà nước tổ chức biểu tình. Screen captured by RFA.
Thanh Trúc: Thưa trong một số đề nghị của tập thể bốn mươi hai công dân thì có một phần là “bày tỏ lòng yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh, hội thảo trong các cơ quan xí nghiệp, ra tuyên ngôn tuyên cáo vân vân… Phải chăng quí ông quan niệm rằng một cuộc mít tinh năm trăm một ngàn người thì quan trọng hơn một cuộc biểu tình chỉ có mấy chục người? BS Huỳnh Tấn Mẫm: Theo nhận định thì đảng và nhà nước rất lo lắng một cuộc biểu tình thì sẽ có sự phá hoại hoặc có âm mưu gì đó. Vì lo ngại đó mà chúng tôi thấy rằng nếu biểu tình không được thì mít tinh được không, hội thảo được không, ra tuyên ngôn tuyên cáo được không?
Tất cả những cái chúng tôi biết hiện nay là đảng và nhà nước cũng không dám làm gì hết. Điều đáng lo ngại ở chỗ là dù cho có ra tuyên ngôn tuyên cáo của đoàn thể ban ngành, đoàn thể chính quyền, hay là Mặt Trận… đều cũng không thể thực hiện được. Vì sao? Vì sự chỉ đạo quá khắt khe đối với các tổ chức hay đoàn thể, cho nên họ không thể thực hiện được những ước nguyện hay nguyện vọng của họ.
Tôi nói như vậy có nghĩa là gì? Nghĩa là dù hình thức nào, từ nhỏ đến lớn, tôi thử coi chính quyền và cơ quan Tuyên Huấn của đảng có dám thực hiện không, có dám chỉ đạo thực hiện không? Nếu mà dám thực hiện thì đó là điều tốt. Nhưng mà tôi vẫn còn ngờ chuyện đó là khó thực hiện lắm.
Thanh Trúc: Một lần nữa xin cảm ơn bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm về thời giờ của ông.

Luật gia Lê Hiếu Đằng trả lời PV RFI về biểu tình


Luật gia Lê Hiếu Đằng: Sau khi chúng tôi gởi cho Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân, Hội đồng Nhân dân thư đề nghị tổ chức biểu tình để chống lại những hành động khiêu khích, xâm lấn, muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thì về phía nhân dân cả nước và nhân sĩ trí thức đã ủng hộ rất nhiều. Trên trang mạng bauxite cũng như các trang mạng khác – anhbasam chẳng hạn, thì những comment ủng hộ chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi rất cảm kích và trân trọng những ủng hộ đó.
 
Có những người đề nghị cho họ ký tên ủng hộ, nhưng do đây chỉ là văn bản đề nghị thôi, thành ra không nhất thiết phải nhiều người. Vì vậy mà chúng tôi đề nghị các tầng lớp nhân dân thành phố cũng như cả nước dành tất cả nghị lực và sức lực của mình cho những cuộc biểu tình nếu có trong thời gian tới.
Trong trường hợp Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố không có chủ trương này thì chúng tôi sẽ thông báo cho đồng bào rõ ngày giờ và địa điểm tổ chức cuộc biểu tình, để biểu thị ý chí của người dân thành phố đối với sự ngang ngược xâm lấn trắng trợn của Trung Quốc, gây thiệt hại rất nhiều cho nền kinh tế Việt Nam, người dân Việt Nam, cũng như đe dọa toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
 
Và gần đây nhất lòng dân càng sôi sục khi Trung Quốc lại xua 23.000 tàu cá – không loại trừ là các tàu cá đó có vũ trang – xuống vùng biển Hoàng Sa và các vùng biển khác ở Biển Đông. Thì rõ ràng đấy là một hành động khiêu khích, gây hấn hết sức nghiêm trọng.
 
Chúng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại đề nghị phải biểu tình ngay. Nhưng chúng tôi thấy rằng cũng phải tôn trọng thời gian luật định, để xem thử Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân có trả lời về vấn đề này hay không. Nếu quá thời gian luật định mà không trả lời thì chúng tôi sẽ thực hiện quyền công dân của mình, như trong văn bản đã nói, sẽ tổ chức cuộc biểu tình nói trên, để chống hành động bành trướng xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
 
RFI : Phản ứng của chính quyền TPHCM ra sao?
Thay vì nghiên cứu văn bản đó một cách nghiêm túc, không hiểu vì lý do gì lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ đạo cho các cơ sở Đảng và chính quyền, công an đến gặp nhiều người trong số 42 công dân đã ký tên vào văn bản đó. Nội dung gặp có tính cách truy bức, có thể làm lo sợ.
 
Vấn đề thứ nhất họ đặt ra là ai đưa ký, thứ hai là ai soạn văn bản này, và thứ ba là đề nghị rút tên. Họ còn hỏi có phải chữ ký đó là của anh, chị không hay là giả mạo. Thì tất cả các anh chị được hỏi, tuy là không phối hợp với nhau, đều trả lời hết sức nhất quán.
 
Bởi vì đây toàn là những nhà trí thức, nhân sĩ, những người đã thông qua phong trào đấu tranh đô thị trước đây, rồi những người đã từng giữ cương vị trong bộ máy Đảng và Nhà nước, các nhà văn, nhà báo. Tức là những người có đủ trình độ để khi đặt bút ký xuống họ có suy nghĩ, chịu trách nhiệm về chữ ký của mình. Thành ra việc đặt câu hỏi đó là ngây thơ.
 
Buồn cười là những người được phân công đến gặp trực tiếp các vị ấy, thì chẳng nói được gì, chỉ hỏi vớ vẩn vậy thôi, nhưng bị những người đã ký tên có thể nói là tấn công dồn dập. Họ nói biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, nói rằng sai là không đúng, và không khi nào rút tên. Nếu nói biểu tình chống Trung Quốc là sai thì còn gì đất nước này nữa, trước đe dọa của Trung Quốc! Thậm chí có nhiều đảng viên nói, nếu ký tên là vi phạm 19 điều cấm của Đảng, thì họ sẵn sàng ra khỏi Đảng.
Nếu họ bị khai trừ Đảng hoặc ra khỏi Đảng với lý do là chống Trung Quốc thì trước công luận, nhân dân sẽ nghĩ như thế nào về Đảng? Chống một kẻ thù đang lăm le xâm lược đất nước mình, thực tế là đã bách hại ngư dân, đã làm cho nền kinh tế mình hết sức khó khăn thông qua việc cho đấu thầu các lô dầu khí – bởi vì ngành dầu khí Việt Nam là ngành kinh tế quốc dân rất là quan trọng. Rồi lại gần như là tràn ngập lãnh thổ Việt Nam, từ Lạng Sơn cho đến mũi Cà Mau ở đâu cũng có người Trung Quốc. Thì có thể nói là nguy cơ đe dọa toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là rất cao.
 
Thế thì nếu Đảng và Nhà nước không làm, không có thái độ cương quyết thì người dân thực hiện quyền công dân của mình. Chúng tôi cương quyết tổ chức biểu tình để biểu thị tình cảm yêu nước, ý chí chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc. Còn ai nói đó là việc làm sai thì để công luận sẽ đánh giá.
 
Quan niệm của chúng tôi là bây giờ mọi việc phải được công khai. Do đó một mặt gởi cho Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thì vài ngày sau chúng tôi đưa lên mạng - để báo cáo với nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cả nước là có 42 công dân ở thành phố này làm một việc rất công khai minh bạch và đúng luật, thực hiện quyền công dân của mình trước nguy cơ đất nước bị ngoại xâm.
 
Với truyền thống chống xâm lược của nhân dân thành phố cũng như cả nước, chúng tôi tin tưởng rằng không có thế lực nào ngăn cản được, và nhân dân sẽ hưởng ứng cuộc vận động này. Để đến thời gian thích hợp, khi tổ chức biểu tình, thì sẽ tham gia đông đảo. Chúng tôi công khai, không giấu diếm gì, và trước khi biểu tình chúng tôi sẽ thông báo địa điểm cũng như ngày giờ cho chính quyền biết. Trước hết là để giữ gìn an ninh trật tự, và thứ hai là để cho đồng bào thành phố biết, cùng tham gia.
 
RFI : Thưa như vậy có kỳ vọng quá nhiều nơi chính quyền không?
Thì nếu Nhà nước thấy rằng khó khăn khi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tổ chức biểu tình, thì cứ để cho người dân tổ chức, và nhiệm vụ của Nhà nước là bảo đảm an ninh trật tự, chứ không nên dẹp, chống lại, đàn áp bắt bớ như cuộc biểu tình ngày 1/7 vừa qua.
 
Vả lại chúng tôi nghĩ rằng tại sao Trung Quốc họ cứ ngang ngược lấn tới như vậy, mà Nhà nước Việt Nam cũng như hệ thống chính trị của Việt Nam lại im lặng? Đây là một việc không thể chấp nhận được, nếu không nói đây là nỗi nhục nhã của cả một dân tộc vốn có truyền thống kiên cường chống ngoại xâm.
 
Cha ông chúng ta trước đây thật ra là đâu có thuận lợi như ngày nay mà vẫn chống được xâm lược phương Bắc. Thì nay với các thuận lợi rất lớn, một là lòng dân đang sôi sục nhất là sau khi nghe tin 23.000 tàu cá triển khai xuống Biển Đông như vậy. Thứ hai là tình hình quốc tế hiện nay, bạn bè trong khu vực cũng như trên thế giới người ta ủng hộ Việt Nam. Thì tại sao chúng ta lại không cương quyết, không cảnh báo nhà cầm quyền Trung Quốc là nếu anh làm như thế thì chúng tôi sẽ có biện pháp.
 
Chúng ta hết sức tránh chiến tranh, điều đó rõ ràng rồi. Nhưng không thể vì vậy mà chúng ta lại nhu nhược để cho Trung Quốc lấn tới. Mười sáu chữ vàng và bốn tốt có nghĩa lý gì khi chúng ta vẫn hô hào như thế nhưng trên Biển Đông Trung Quốc vẫn lấn tới, vẫn khiêu khích một cách trắng trợn như vậy. Thì mười sáu chữ vàng và bốn tốt cũng chỉ là con ngoáo ộp, cái chiêu bài đưa ra để đánh lạc hướng nhân dân Việt Nam mà thôi.
 
Đây là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Còn nếu thấy trong điều kiện chưa thể làm được việc đó thì để cho dân làm. Và chúng tôi cũng suy đoán trước là có thể Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân sẽ không trả lời, không chấp nhận chương trình này. Bằng chứng là mới đăng tải trên các trang mạng một, hai ngày là họ đã triển khai lực lượng để tìm cách khống chế một số nhân vật trong 42 người đã ký tên.
 
Chúng tôi cho rằng việc làm đó là không ổn, là mờ ám, không phù hợp với tình hình hiện nay và không đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân thành phố cũng như nhân dân cả nước. Nhân đây chúng tôi cũng xin thông báo cho đồng bào cả nước tình hình như vậy và cũng cam kết với nhân dân thành phố là chúng tôi không lùi! Bốn mươi hai anh em chúng tôi sẽ không bao giờ lùi bước, cũng như các tầng lớp sinh viên học sinh, thanh niên thành phố sẽ không bao giờ lùi trước bất cứ áp lực nào trong cuộc đấu tranh chống lại ý đồ bành trướng xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc.
 
RFI : Thưa ông, có những chuyên gia cho rằng đây là dịp để đưa vấn đề Hoàng Sa ra trước quốc tế…
  
Đúng! Nói thật, một trong những khẩu hiệu mà khi biểu tình chúng tôi sẽ sử dụng là «Phải trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam!». Bây giờ chúng ta phải đấu tranh để đòi trả Hoàng Sa lại cho Việt Nam
 
RFI : Chứ không chấp nhận chuyện đã rồi phải không ạ?
Đúng rồi, bây giờ mình phải đấu tranh đòi trả để các thế hệ mai sau có thể tiếp tục. Và nếu đưa ra tòa án quốc tế, chúng ta đủ chứng cứ về sử liệu và pháp lý, để có những phán xét thuận lợi cho chúng ta.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng.

Dân Sài Gòn được kêu gọi tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc


Trong một thông báo đề ngày 07/12/2012, 42 nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn kêu gọi người dân thành phố tham dự cuộc mít tinh vào ngày mai để phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Một buổi mít tinh lớn sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn Thành phố vào lúc 8 giờ 30 sáng Chủ nhật 09/12/2012. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, ông Hồ Ngọc Nhuận đã kêu gọi chính quyền thành phố tham gia cuộc mít tinh này.




Bản thông cáo có chữ ký của 5 người đại diện cho nhóm 42 nhân sĩ trí thức, đó là các ông Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975 ), Hồ Ngọc Nhuận ( Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh ), Lê Công Giàu ( nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh ), luật gia Lê Hiếu Đằng ( nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh ) và Giáo sư Tương Lai ( nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học).
Bản thông cáo nhắc lại những hành động « gây hấn, khiêu khích trắng trợn » của Bắc Kinh : lập thành phố Tam Sa quản lý luôn cả Hoàng Sa và Trường Sa ; in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu ; đe dọa chận bắt, kiểm soát tàu bè trên Biển Đông, kể cả trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và gần đây nhất là cắt đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngày 30/11.
Trước những hành động đó của Trung Quốc, 42 công dân của Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức mít tinh lớn tại Nhà hát lớn Thành phố vào lúc 8 giờ 30 sáng Chủ nhật 09/12 « để biểu thị ý chí và thái độ » của nhân dân Thành phố, đồng thời kêu gọi đồng bào, nhân sĩ, trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia cuộc mít tinh này. Đây sẽ là lần đầu tiên có một cuộc mít tinh như vậy ở Sài Gòn.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm qua, nhà thơ Đỗ Trung Quân, một trong 42 người ký tên vào bản thông cáo, đã bày tỏ suy nghĩ của ông về thái độ của chính quyền Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc : 
Nhà thơ Đỗ Trung Quân:
 
 

« Tôi xin trả lời với tư cách là một công dân Việt Nam. Trước những hình thái ngày càng ngạo mạn, lộ liễu, đối với dư luận, với thế giới thì họ vẫn bảo rằng họ không có mưu đồ ở Biển Đông. Nhưng tất cả những điều họ làm thì tôi thấy ngược lại với điều họ nói, thì điều này hầu hết những người có hiểu biết cũng đã thấy. 
Là một công dân Việt Nam, tôi phẫn nộ và phản ứng trước thái độ không thiện chí, không hữu hảo như họ nói đối với Việt Nam. Quan điểm của tôi là thế này. Nếu có mắc mứu ở cấp ngoại giao Việt Nam thì đó là đối ngoại, nhưng đối nội thì nhà nước nên dựa vào dân. Nếu không có dân thì xưa nay không một quốc gia nào đủ ưu thế mà đối thoại ngay trên bàn ngoại giao cả - với hiểu biết kém cỏi của tôi là như thế. Người ta vừa ngoại giao vừa phải dựa vào dân nữa. 
Tôi thấy rằng là nhà nước Việt Nam hình như không phát huy sức mạnh người dân, không tin và không dựa vào dân. Tôi hoàn toàn phản đối việc đàn áp khi người dân biểu lộ thái độ chống những hình thái khiêu khích - mà mỗi ngày ở cường độ tăng lên chứ không giảm xuống, và với nhiều hình thái mới sâu xa hơn, thâm hiểm hơn, chiến lược hơn. 
Tôi buồn, vì người dân cảm thấy biểu lộ thái độ với đất nước mà trong tâm trạng lo âu nhiều hơn, mặc dù họ phải làm. Như tôi, với tư cách một công dân Việt Nam, tôi phải làm. 
Nếu để cho Nhà nước làm thì chúng tôi thấy rằng, lâu nay Nhà nước càng bảo để cho Đảng và Nhà nước lo thì ngược lại chúng ta cứ bị lấn tới, và mất dần cái phản xạ. Tôi rất sợ mất dần phản ứng, lo nhất là thái độ mệt mỏi và thờ ơ của một Nhà nước không tin dân, và vẫn còn những hình thái trấn áp với người dân.
Khi người ta biểu lộ chống ngoại xâm – tôi xin nhắc lại, chống ngoại xâm - ở đây tôi vẫn có những lời kêu gọi những anh chị em trẻ, khác chính kiến, trong điều kiện tổ quốc lâm nguy, bị uy hiếp chúng ta có thể gác lại những chính kiến khác nhau. Đừng tranh cãi những vấn đề xưa nay chúng ta tranh cãi kéo dài, tạm gác lại để có một thái độ chung. Tôi biết tôi bước xuống đường Nhà nước không hài lòng, một số người không hài lòng nhưng tôi khẳng định tôi chống ngoại xâm trước đã. Không phải tôi sợ, nhưng cái gì ra cái nấy.
Có một lần người dân Sài Gòn cũng đã xuống đường rẩt là đông đảo để phản kháng hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc. Thưa anh lần này có lời kêu gọi mít tinh, theo như kiến nghị của 42 công dân thành phố cách đây hơn bốn tháng…
Tôi thấy là các anh, những người đứng ra gởi lời hiệu triệu này, họ làm đúng điều họ nói là sẽ thông báo cho chính quyền Sài Gòn biết địa điểm, ngày giờ. Nếu Nhà nước không trả lời, thái độ vẫn im lặng thì họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quyền được xuống đường biểu tình trong Hiến pháp, quyền của người dân trước nạn ngoại xâm. Tôi thấy đến giờ này hình như không có một động thái trả lời nào. Khi tôi biết những nơi được nhận ở thành phố này, đã được đề ở dưới bản thông báo đó, thì tôi cũng không ngạc nhiên bởi vì sẽ không có trả lời đâu!
Chúng tôi vẫn nói ngay trong lần này cũng như lần trước, thái độ là 50/50. Chính quyền có thể đàn áp, có thể không, tùy vào diễn biến và tùy vào đánh giá của chính quyền như thế nào đối với thái độ của người dân thôi. Chúng tôi có bao giờ có được tâm trạng xuống đường một cách không âu lo đâu, nhưng vẫn phải làm.
RFI: Thưa ông lúc nãy ông có nói, nếu không để người dân biểu lộ quan điểm bằng cách biểu tình phản kháng Trung Quốc chẳng hạn, thì sẽ mất dần phản xạ. Và cái nguy cơ người ta thờ ơ trước thời cuộc có lẽ còn đáng lo hơn việc biểu tình phản đối?
Khi tôi nói thờ ơ, không phải là tất cả nhưng số đông. Tôi cho rằng là hiện tại số người - không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp - quan tâm đến tình hình đất nước ít hơn là một đám đông khác. Tất nhiên tôi không hề kết luận họ sai. Tôi chỉ nói rằng là, một người có lý do riêng để quan tâm hoặc thờ ơ, nhưng sự thờ ơ lâu ngày khiến cho mọi phản xạ, hoặc chậm chạp đi, hoặc biến mất.
Thờ ơ và dửng dưng là thái độ rất là nguy hiểm của một đất nước mà không bình an. Tôi xin nói là đất nước chúng ta đang trong giai đoạn không bình yên, thì nếu sự thờ ơ và dửng dưng đối với vận mệnh của đất nước nhiều hơn, đó là điều đáng lo ngại. Và lẽ ra chính quyền hơn ai hết là người phải hiểu điều này. Còn nếu chính quyền muốn như thế thì tôi cũng không lý giải được
Tôi nói thật, đàn áp ai chả sợ - tôi cũng sợ nữa này! Thành ra câu chuyện này nằm ở thái độ của chính quyền đối với người dân. Nếu chính quyền tin cậy, biết dựa vào họ, không sợ hãi, không suy diễn thành cái khác, thì tôi nghĩ vấn đề đã khác. 

RFI: Xin rất cám ơn nhà thơ Đỗ Trung Quân ở Thành phố Hồ Chí Minh.» 

Trong khi đó theo thông báo của trang mạng Bauxite Việt Nam hôm nay, bản tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in bản đồ đường lưỡi bò trên hộ chiếu, cho đến nay đã thu được 860 chữ ký của người Việt trong và ngoài nước.
Cũng liên quan đến Biển Đông, báo chí Việt Nam hôm nay loan tin là, theo tổng kết của Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, từ năm 2004 đến nay, đã có hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài ( mà dĩ nhiên hầu hết là tàu Trung Quốc ) vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam dưới các hình thức như : khảo sát dầu khí, khai thác hải sản, tranh lấn ngư trường.

Nhóm nhân sỹ trí thức ở TP Hồ Chí Minh vừa ra tuyên bố phản đối chính quyền

Nhóm nhân sỹ trí thức ở TP Hồ Chí Minh vừa ra tuyên bố phản đối chính quyền trấn áp cuộc mít tinh chống Trung Quốc hôm 9/12.
Năm vị, gồm các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu và Lê Hiếu Đằng; nằm trong số 42 nhân sỹ, trí thức TP HCM ký tên trong thông báo ngày 7/12 "Về việc tổ chức mít tinh phản đối những hành động gây hấn những ngày gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc".
Thông báo này nói rõ họ sẽ "tổ chức mít tinh tại Nhà hát lớn Thành phố vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày Chủ nhật 9/12/2012 để biểu thị ý chí và thái độ của nhân dân Thành phố trước những hành động gây hấn ngang ngược, phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc".
Tuy nhiên vào sáng 9/12, "cả năm chúng tôi đều bị lực lượng công an, dân phòng và chính quyền địa phương nơi chúng tôi cư trú bao vây từ sáng sớm" - tuyên bố phản đối đề ngày 10/12 cho hay.
"Chỉ có Huỳnh Tấn Mẫm là thoát khỏi sự vây bắt của công an và chính quyền địa phương đến được quảng trường Nhà hát Thành phố, bốn người còn lại đều bị ngăn chặn, trong đó ba người bị ép buộc không được ra khỏi nhà, một người bị chặn bắt một cách thô bạo trên đường đi, áp tải về trụ sở Phường."
"Chà đạp lên luật pháp, các hành vi thô bạo nói trên cần phải bị trừng trị và cần phải chấm dứt."
Tuyên bố của năm nhân sỹ TP HCM
Năm vị nhân sỹ nói trên các buộc hành động trấn áp của chính quyền "đã vi phạm trắng trợn quyền công dân được ghi trong Hiến pháp" Việt Nam.

Yêu cầu dư luận lên án

Tuyên bố mới ra của năm vị nhân sỹ phân tích: "Diễn biến của tình hình cho thấy, nếu không có năm chúng tôi thì cuộc mít tinh vẫn diễn ra với một khí thế mạnh mẽ, biểu thị sức mạnh của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành phố... không một thế lực đen tối nào ngăn cản được".
"Điều này cho thấy nếu vẫn cứ trấn áp, bắt bớ, đe dọa và khủng bố thì sẽ chỉ như lửa đổ thêm dầu, làm cho tình hình Thành phố mất ổn định, hình ảnh cả đất nước xấu thêm lên trước con mắt công minh của bạn bè quốc tế."
Các nhân sỹ "kêu gọi công luận trên cả nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp".
"Phát huy truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc, mỗi người Việt Nam hãy đứng lên chống lại bọn xâm lược, cảnh giác trước mưu mô của chúng."
Họ cũng yêu cầu "ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và có giải pháp thích đáng đối với những cán bộ phạm pháp, vi phạm quyền công dân đối với chúng tôi".
"Chà đạp lên luật pháp, các hành vi thô bạo nói trên cần phải bị trừng trị và cần phải chấm dứt."
Tuy nhiên, nói chuyện với BBC sáng thứ Năm 13/12 từ Sài Gòn, một trong năm vị, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TPHCM Hồ Ngọc Nhuận nói ông vẫn "chưa được phản hồi từ phía giới chức".
Ông Nhuận nói trong năm người ký tên vào tuyên bố thì "bốn người là Đảng viên CSVN", vì vậy "chúng tôi muốn chính quyền cùng với chúng tôi lên tiếng phản đối các hành động hèn nhát của nhà cầm quyền Trung Quốc".

Ông Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi chính quyền thành phố tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc

Xin chuyển quý vị tham khảo.

Ông Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi chính quyền thành phố tham gia mít tinh phản đối Trung Quốc

Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM (DR)
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM (DR)

Thanh Phương
Trong một tuyên bố đề ngày hôm nay, 08/12/2012, ông Hồ Ngọc Nhuận, đương kim Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, kêu gọi lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố, cùng với các đại biểu của nhân dân tham gia mít tinh ngày mai trước Nhà hát lớn thành phố để phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây.

Đây là lần đầu tiên một quan chức đương nhiệm trong chính quyền Việt Nam công khai kêu gọi tập hợp phản đối Trung Quốc.
Trong bản tuyên bố nói trên, ông Hồ Ngọc Nhuận viết : “Nếu Chánh quyền Thành Phố, Chánh quyền Việt Nam có cùng quyết tâm và tiếng nói với nhân dân thành phố, với nhân dân Việt Nam, thì phải ủng hộ tiếng nói của nhân dân, phải cùng đứng chung với nhân dân, chớ không nên cản trở.”
Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố đòi là nhân dân phải có quyền nói lên sự thật rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và theo ông, nếu cứ để cho Trung Quốc “ nói láo trước thiên hạ về những điều chúng không có, về những gì chúng cướp giựt của chúng ta …”, là chúng ta “đắc tội với tổ tiên, là đắc tội với các thế hệ mai sau.”
Cuối bản tuyên bố, ông Hồ Ngọc Nhuận cho biết ông sẽ có tiếng nói với đại diện nhà cầm quyền Bắc Kinh tại Việt Nam và tại Sài Gòn. Trước mắt, ông yêu cầu Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn đến cuộc mít tinh ngày mai để nghe và báo cáo về những phản đối của người dân Việt Nam đến chính quyền Bắc Kinh.

 Từ Sài Gòn, ông Hồ Ngọc Nhuận trả lời phỏng vấn RFI :

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

                                                CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2013




Giang Sinh An Lanh Hạnh Phuc


                                                              Noel 23/12/2012

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Bí mật nhà nước' qua lời đại tá Trần Đăng Thanh

Trong bài viết đăng trên báo mạng tiếng Anh Asia Times hôm 22/12, David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, nhận định những bình luận của đại tá Thanh được xem là "bí mật nhà nước".

Bài nói chuyện của một đại tá quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu được giới ngoại giao nước ngoài quan tâm, sau khi đã trở thành đề tài đàm tiếu của các blogger trong nước.

Đại tá, PGS.TS. Trần Đăng Thanh, từ Học viện chính trị của Bộ Quốc phòng, từ một người ít được biết đến bỗng được thế giới mạng bàn tán những ngày gần đây.
Tranh cãi nổ ra khi băng ghi âm buổi thuyết trình của ông với lãnh đạo trong ngành đại học ở Hà Nội bị tiết lộ, đưa lên trang mạng Bấm Ba Sàm.

Theo luật pháp Việt Nam, bí mật nhà nước bao gồm lời nói "có nội dung quan trọng...không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Ông David Brown dự đoán giới ngoại giao "chắc chắn đang nghiền ngẫm cuộc du hành thế giới của ông Thanh".

Một nhà ngoại giao phương Tây ở Hà Nội cũng nói với BBC rằng ông đã được nghe kể về buổi thuyết trình "đã thành nổi tiếng" của đại tá Thanh.

Người Mỹ 'không bao giờ tốt'

Trong mấy tháng qua, đại tá Trần Đăng Thanh đã nói chuyện ở nhiều trường học về thời sự quốc tế, trong nước, tranh chấp Biển Đông cho các cán bộ, sinh viên.
Tuy vậy, công luận chỉ mới quan tâm sau khi nội dung một buổi như vậy, dường như vừa diễn ra giữa tháng 12, được công bố ở trang mạng Ba Sàm.
Đại tá Thanh tuyên bố "người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả".
"Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả."
Đại tá Trần Đăng Thanh
"Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện 'thả con săn sắt, bắt con cá rô'."
Về quan hệ với Trung Quốc, vị diễn giả nói: "Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta."
"Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên," ông khẳng định.
Đại tá Thanh làm nhiều người ngạc nhiên khi ông còn ca ngợi Bắc Hàn thử tên lửa, đã làm "tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ".
Ông cũng có vẻ bênh vực Iran khi khẳng định nước này "kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình".
Nhưng có lẽ bình luận bị nhiều blogger chế giễu nhất là khi ông Thanh nói về "nội dung rất cụ thể, rất thiết thực" là "bảo vệ sổ hưu".
"Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn."
"Có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây."
Ông nói tiếp: "Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa".

Phản ứng

Những bình luận của vị đại tá quân đội đã gặp phản ứng dữ dội từ các cây bút người Việt.
"Có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây."
Đại tá Trần Đăng Thanh
Nói về "bảo vệ sổ hưu", những người chủ trương trang Bauxite Việt Nam nhận xét: "Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa lại 'thực dụng' đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!"
Ông Hà Văn Thịnh lại nặng lời: "Mọi giới hạn của lòng tự trọng và tính khiêm tốn, sự đúng mực của hiểu biết đều bị biến thành trò hề chính trị thích bỡn cợt với nỗi đau của 90 triệu con người."
Một nhà giáo khác, Vũ Thị Phương Anh, lại bức xúc vì quan điểm của ông Thanh về Trung Quốc và Mỹ.
Bà hỏi: "Chơi với Mỹ để bảo vệ lợi ích dân tộc (dù lòng căm thù Mỹ hẳn là vẫn còn), hay vẫn tiếp tục quan hệ trong thế nhượng bộ, lùi dần từng bước với Trung Quốc (là điều mà tôi có cảm tưởng lâu nay đang diễn ra tại Việt Nam)"
Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Quang Lập ngao ngán rằng "thuở bé đến giờ chưa thấy bài nào lợm giọng như bài này".
Còn nhiều những phê phán tương tự trên các blog, chỉ vài ngày sau khi nội dung bài nói chuyện bị công bố trên mạng.
Trong buổi thuyết trình, đại tá Thanh cũng nói rõ Đảng Cộng sản không muốn có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, như đã xảy ra thời gian qua.
"Nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp, trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó," ông Thanh nói.

theo http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121221_tran_dang_thanh_reaction.shtml

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Phản đối Trung Quốc đưa 'đường lưỡi bò' vào hộ chiếu.





 
Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đưa đường 9 đoạn mà họ đòi hỏi trên Biển Đông vào mẫu hộ chiếu mới là sai trái, yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ nội dung không phù hợp này.
"Việc làm của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói trong buổi họp báo hôm nay. Theo ông Nghị, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái đã in trong mẫu hộ chiếu phổ thông mới. 
Philippines tỏ ra không hài lòng vì Trung Quốc đang tìm cách buộc cơ quan nhập cảnh của Philippines phải hoàn toàn công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, mỗi khi có một công dân Trung Quốc được nhận visa, hay ra vào quốc gia Đông Nam Á bằng mẫu hộ chiếu mới. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario chính thức gửi công hàm ngoại giao đến Bắc Kinh và gọi bản đồ là "tuyên bố vô lý về không gian hàng hải và là vi phạm luật pháp quốc tế". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez thì nói thêm rằng: "Nếu chúng ta công nhận bản đồ thì nghĩa là công nhận tuyên bố chủ quyền của họ với toàn bộ Biển Đông".
Đường 9 đoạn là một định nghĩa được Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Tuyên bố về đường 9 đoạn của Trung Quốc bị các nước liên quan tới tranh chấp tại vùng biển này, trong đó có Việt Nam và Philippines, cực lực phản đối. 
Ấn Độ phản đối việc Trung Quốc đưa hai vùng đất mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh vào bản đồ trong quyển hộ chiếu. Để đáp lại, Ấn Độ bắt đầu dán visa có in hình bản đồ của nước mình, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc. 
Sau khi phát hiện ra hình bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc trên hộ chiếu, Ấn Độ đã nghiên cứu một thời gian và đưa ra quyết định tốt nhất là dán mẫu visa với bản đồ có Aksai Chin và Arunachal Pradesh, "vì sự thực là như vậy", trang The Hindu của Ấn Độ dẫn lời quan chức nước này nói. 
Trong khi Ấn Độ không sử dụng con đường phản đối ngoại giao thì Philippines và Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu mới. Các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông.


Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đi Á châu, thăm ba nước Thái Lan, Myanmar và Campuchia




Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tới Thái Lan, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á sẽ đưa ông tới Miến Điện và Campuchia.

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Obama từ khi ông dành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cách đây gần hai tuần.

Trong thời gian lưu lại Bangkok trong ngày Chủ nhật, Tổng Thống Obama  gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, dự một bữa dạ tiệc chính thức và gặp các nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ.

Chuyến đi nêu bật lập trường của Tổng Thống Obama tập trung vào khu vực châu Á, giữa lúc ông tìm cách thực hiện cam kết của ông sẽ củng cố nền kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng Thống bốn năm thứ nhì của ông, thực hiện lời cam kết tăng cường kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ hai. Chính phủ của ông Obama nhiều lần nói rằng chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ “chuyển trọng tâm” sang Á châu.

Chính quyền của Tổng Thống Obama đã tuyên bố rằng trọng tâm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sẽ "chuyển sang" châu Á, và Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện tại khu vực này trong tương lai.


Trung Quốc thương mại hóa Hoàng Sa




Trung Quốc đang thương mại hóa Hàng Sa (Việt Nam), chúng đang gấp rút tổ chức các tour du lịch ra Hoàng Sa mà nước này gọi Nam Sa, một động thái khẳng định thêm quyết tâm xâm chiếm của nước này trong vùng tranh chấp. Tin truyền thông Trung Quốc loan báo điều này


Quần đảo Hoàng Sa 


Trước đó, quan chức tỉnh Hải Nam cũng xác nhận sẽ mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bằng tàu biển chở khách Coconut Princess. Ngoài ra, thực hiện ý đồ bẩn thỉu của mình, Trung Quốc sẽ cho kết hợp với các loại tàu biển sang trọng cùng máy bay trực thăng để thực hiện tuyến du lịch này.

Xuất phát điểm của tuyến du lịch  này là từ Hải Khẩu thuộc Tam Á đến Đá Bắc của Việt Nam ở Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Bắc Tiêu. Tuyến du lịch hạn chế số lượng khách; tuy nhiên sẽ cho phép khách viếng thăm đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng.

Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 và giành quyền kiểm soát quần đảo này từ lúc đó. Việt Nam thường xuyên phản đối và yêu cầu Trung Quốc trả lại cho Việt Nam, nhưng Trung Quốc vẫn không chịu tả và trương mắt ếch thách đố Việt Nam.

Tẩy chay “Bữa ăn và khiêu vũ” của Nguyễn Gia Kiểng !!!



 Xin cảm ơn Vĩnh Bình đã chuyển bài viết và vạch rõ bản chất của Nguyễn Gia Kiểng cũng như cái Tập Hợp dân chủ đa nguyên.
HC.
 
....................
Tẩy chay “Bữa ăn và khiêu vũ” của  Nguyễn Gia Kiểng !!!
 
(Nguyễn Gia Kiểng- chủ tịch Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ở Pháp)
Vào ngày chủ nhật 02/12/2012, từ 12 đến 18 giờ 
tại Salle des Fêtes Associatives Allée Lech Walesa 77185 LOGNES.
 
Thân chào quý anh chị em.
Lại cái trò lợi dụng chính trị để kiếm tiền bỏ túi cá nhân. Nguyễn Gia Kiểng phát thư mời tham dự “Bữa ăn và khiêu vũ” tổ chức vào ngày Chủ nhật 02/12/2012, từ 12 đến 18 giờ tại Salle des Fêtes Associatives Allée Lech Walesa 77185 LOGNES của Tập hợp dân chủ đa nguyên với danh nghĩa Nghĩa hội Việt Nam Tự Do, mức phí là người lớn 30 Eur, sinh viên 25 Eur, trẻ em 20 Eur (nếu mua tại bữa tiệc và nếu đặt trước sẽ khuyễn mãi 0,5 Eur/người). 
 
Ban liên lạc gồm: Nguyễn Gia Kiểng: tel 0164805827, và Nguyễn Sơn Bá: tel 0612202521.
 
Nhưng khi bị Huy Chương chửi thẳng mặt Nguyễn Gia Kiểng về “chiêu kiếm tiền lừa đảo, xem thường anh em QLVNCH và lá cờ vàng 03 sọc đỏ” . Nguyễn Gia Kiểng đã tìm cách khỏi bị ném đá, nên cắn răng kết hợp với Trần Ngọc Thành (trước đây là Thành viên TH nhưng bị Kiểng đuổi ra khỏi TH vì Trần Ngọc Thành đưa ra chủ trương bắt tay với Việt Tân trái với chủ trương không đội trười chung với VT của Kiểng, hiện nay anh Thành chỉ làm thân hữu của TH), tổ chức “Bữa cơm gây quỹ và Hội thảo tình trạng bất công xã hội Việt Nam” do Trần Ngọc Thành trình bày. Cách thức kết hợp này là để rộng đường dư luận là có nhiều tổ chức gây quỹ chứ không phải mình Tập hợp của Kiểng. Qua đó để có lý do bỏ tiền vào túi hợp lý và khuếch trương thanh thế cho TH.
Bữa cơm gây quỹ và Hội thảo tình trạng bất công xã hội Việt Nam” tổ chức từ 14 giờ 30 đến 17 giờ 30 và từ 18 giờ 30 đến 23 giờ vào ngày Thứ Bảy 10/11/2012 . Địa điểm: Paroisse Assomption Avenue Vandervelde, 90 1200 Bruxelles. Giá biểu bữa cơm : Người lớn 25 euro bao gồm luôn rượu  và thức uống. Thanh niên từ 12 đến 18 tuổi hoặc sinh viên: 15 euro. Trẻ em 10 euro (rẻ hơn của TH 05 Eur).
 Nguyễn Gia Kiểng dùng chiêu này là dùng “Bữa cơm gây quỹ” của Trần Ngọc Thành làm cơn sở cho “Bữa cơm và Khiêu vũ” của Kiểng tổ chức vào ngày Chủ nhật 02/12/2012, từ 12 đến 18 giờ tại Salle des Fêtes Associatives Allée Lech Walesa 77185 LOGNES.  Thiết nghĩ, các anh em có thể đến tham gia Bữa cơm gây quỹ và Hội thảo tình trạng bất công xã hội Việt Nam” do Trần Ngọc Thành vì ủng hộ công nhân, người lao động, ủng hộ cho anh em dân chủ trong nước góp thêm sức mạnh cho Phong trào dân chủ. Từ trước tới nay, tôi và nhiều anh em luôn ủng hộ những nhà dân chủ, dân oan, đang bị “tai nạn”, “cầm tù”, “khủng bố”. 
Nhưng tại sao “bữa ăn và khiêu vũ” với lời quảng cáo của cái nhóm “Tập hợp DCĐN” tôi lại không ủng hộ và khuyên các bạn không nên đi, có một số lý do: 
Thứ 1. Nguyễn Gia Kiểng luôn hô hào ủng hộ anh em dân chủ quốc nội, và hàng năm chúng ta thường ủng hộ mua báo giấy Thông Luận, ủng hộ tiền gây quỹ dân chủ, gửi tiền nhờ giúp đỡ dân oan quốc nội… nhưng đến nay chỉ thấy số người được ủng hộ đếm đầu ngón tay như gia đình ông Nguyễn Xuân Nghĩa, bà Trần Khải Thanh Thủy, gia đình Nguyễn Phương Anh, chi phí công việc cho ông Nguyễn Thương Long (rất hạnh chế) trong thời gian làm ở Bán Nguyệt san Tổ Quốc (đã say goodbye don't cry and smile), còn những người được đưa vào ban Biên Tập tập san Tổ Quốc không có đồng nào. Chi phí in ấn tài liệu, ông Giang rất khắt khe, buộc phải in rẻ, phải có phiếu chi mới thanh toán, việc này ông Lê Thanh Tùng đã đăng đàn chỉ rõ “sự bóc lột”, gây khó khăn cho anh em dân chủ lên internet. Số tiền còn lại Nguyễn Gia Kiểng chia cho Nguyễn Thanh Giang bao nhiêu thì không ai biết được và ông sử dụng như thế nào thì chỉ mỗi ông Kiểng biết. 
Thứ 2. Nguyễn Gia Kiểng từng thông báo ủng hộ riêng 10 triệu cho gia đình ông Vi Đức Hồi để giúp các cháu nhỏ ăn học khi ông Hồi đi tù, nhưng ông Kiểng không gửi đồng nào. Ông Kiểng lập lờ đánh lận con đen, chỉ đưa 10 triệu đồng “tiền nhờ luật sư Trần Lâm bào chữa cho ông Hồi”. Số tiền này của anh em quyên góp cho luật sư Trần Lâm và cụ Lâm rất cao thượng đã (dùng tiền túi để bào chữa) và đề nghị chuyển tiền trên cho gia đình ông Hồi. Nhưng tiếc thay, số tiền 10 triệu đồng này cũng cả một quá trình “đầy bi ai”, gần 01 năm trời nó mới về tới tay gia đình ông Hồi. Đáng lẽ phải có 20 triệu gửi về cho gia đình ông Hồi nhưng “lập lờ đánh lận con đen” trên nên chỉ có 10 triệu (chuyển tới 02 lần, mỗi lần 05 triệu). Đúng là thật đau lòng cho ông Hồi và không còn gì để nói với ông Kiểng, thực tế ông Vi Đức Hồi cũng là thành viên bí mật của Tập Hợp dân chủ đa nguyên ở quốc nội, chính ông Kiểng là người kết nạp. Trong nước có nhiều người biết đến chuyện này như ông Nguyễn Thanh Giang, luật sư Trần Lâm, ông Nguyễn Thường Long. Tại sao nỡ đối xử với thành viên, anh em của mình như vậy hả ông Kiểng. Vậy đối với các ông tiền bạc hơn cả tình nghĩa anh em?. Chuyện tiền bạc này quý vị nếu không tin tôi thì hãy điện thoại, liên lạc với ông Nguyễn Thanh Giang, ông Nguyễn Thương Long, luật sư Trần Lâm ở trong nước và ở hải ngoại hãy liên lạc với Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Văn Hiệp, Võ Xuân Minh thì rõ, xem họ thanh minh thế nào ?. 
Thứ 3. Nguyễn Gia Kiểng không bao giờ muốn Phong trào dân chủ trong nước phát triển, không muốn các hội đoàn hải ngoại lớn mạnh. Ở trong nước, ông Kiểng chỉ đạo ông Giang phá nát phong trào dân chủ, thử điểm lại ở trong nước có còn nhà dân chủ nào quan hệ với Nguyễn Thanh Giang nữa không, có nhà dân chủ nào chưa bị Thanh Giang “chơi đểu” nữa không. Riêng Đỗ Nam Hải (đầu đất, bất hiếu) cũng giám đánh giá sự gian manh của Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Gia Kiểng là “những con rắn độc” và đưa lời nguyền cho gia đình Giang, Kiểng bằng “dòng họ Nguyễn tuyệt tự tuyệt tôn”; nhà văn Hoàng Tiến thì thề “không đội trời chung”, nhà văn Dương Thu Hương thì “nhổ toẹt vào mặt”, Nguyễn Thanh Tùng thì phời bày sự đểu cáng của Nguyễn Thanh Giang lên trên mạng inernet hơn 20 trang A4, bà Hồng Ngọc (vợ cụ Hoàng Minh Chính) thì đuổi cổ Nguyễn Thanh Giang ra khỏi nhà khi đến đám tang cụ Chính… Đặc biệt, Nguyễn Thanh Giang làm tay sai cho chính quyền Hà Nội, ông ta “cảm ơn công an Hà Nội đã bắt bỏ tù tôi sớm chứ không thì ngày càng dấn sâu vào tội lỗi (nguyên văn NTG)”, và thực tế những người dân chủ như cụ Hoàng Minh Chính, Hoàng Tiến, các Lm Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, các Ht Thích Không Tánh, Thích Quảng Độ, các ông Nguyễn Đan Quế, Trần Khuê, các anh Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vi Đức Hồi.. không còn ai ngồi chung cùng Nguyễn Thanh Giang.
          Nguyễn Gia Kiểng không muốn các hội đoàn hải ngoại lớn mạnh, chỉ muốn Tập hợp của mình nổi tiếng và được bảo hộ bởi chính quyền cộng sản. Khi nói đến khả năng đấu tranh dân chủ, ông Kiểng cho rằng: “các cá nhân, tổ chức Hải ngoại liên quan tới chống đối chính quyền Việt Nam như QLVNCH, Việt Tân, Cao Trào Nhân Bản… không làm được. Lý do tại sao? Vì vẫn mãi cực đoan bảo thủ lợi dụng, ôm mãi khư khư cái “Cờ vàng 3 sọc đỏ” làm biểu tượng để lợi dụng nó trong hoạt động cho mình, không đúng với ý nghĩa của nó,  lá  cờ vàng3 sọc đỏ  là biểu tượng của  thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn. Cờ vàng càng không thể dùng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ vì không thể lấy lại lá cờ của một chế độ bạc nhược đã thất bại và đầu hàng”. 
 Điều này thể hiện rõ việc ông ta cho rằng lá “cờ vàng 3 sọc đỏ” là biểu tượng của sự “giả dối, bệnh hoạn, bạc nhược, đầu hàng”, chứng tỏ ông ta đã không còn chút tôn trọng nào với cộng đồng hải ngoại. Thử hỏi, hàng trăm hội đòn hải ngoại, hàng vạn người lính QLVNCH, người tỵ nạn chính trị, vượt biên từ 1975, những người này đang lấy lá “cờ vàng 3 sọc đỏ” làm biểu tượng cho mình vào những ngày lễ, tết, khi nhớ về quê hương, cội ngồn chôn nhau cắt rốn của mình, khi lên án hành động xâm lấn của Trung Quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam là có tội, là giả dối, bạc nhược, là bệnh hoạn sao???  tại sao ông Nguyễn Gia Kiểng giám phát ngôn hỗn xược vậy?.….  Tất cả đều là người gốc Việt, đều là người YÊU NƯỚC VIỆT, chả lẽ một người xưng danh là đứng đầu Tập hợp dân chủ đa nguyên mà không hiểu điều đó sao ông Kiểng???? 
          Thừa quý vị, anh em. Xin nêu một vài lý do như trên để khẳng định “tôi không bao giờ nghe và ủng hộ Nguyễn Gia Kiểng “cuội” và các anh em có thể đến tham gia Bữa cơm gây quỹ và Hội thảo tình trạng bất công xã hội Việt Nam” của Trần Ngọc Thành. Nhưng mong anh em hải ngoại hãy tẩy chay “Bữa ăn và khiêu vũ” của nhóm dân chủ đểu Nguyễn Gia Kiểng.
Vĩnh Bình

Những tình tiết mới xung quanh vụ tiền polymer



2012-11-16
Tại phiên tiền xét xử những quan chức công ty có dính líu đến vụ bê bối tiền polymer ở Việt Nam, đang diễn ra tại tòa án ở thành phố Melbourne, Úc, một số thông tin mới về ông Lương Ngọc Anh đã được tiết lộ.

Bằng chứng nổi bật

Vụ 8 lãnh đạo công ty Securency và NPA thuộc ngân hàng dự trữ liên bang Úc đưa hối lộ cho các quan chức Việt Nam để nhận được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam hồi đầu những năm 2000 đã có những tình tiết mới được tiết lộ tại phiên tiền xét xử đang diễn ra ở thành phố Melbourne. Một trong các tình tiết khiến nhiều người quan tâm chính là mối quan hệ giữa đại tá an ninh Lương Ngọc Anh với cảnh sát Victoria, Úc. Ông Lương Ngọc Anh, chính là giám đốc công ty CFTD, công ty bị báo chí Úc cáo buộc là trung gian đưa hối lộ giữa Securency với các quan chức Việt Nam.
Theo thông tin được đưa ra tại tòa, cảnh sát Victoria đã thuê ông Lương Ngọc Anh làm trung gian để bán các máy móc thử nghiệm DNA, lấy dấu tay cho cảnh sát Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2002.
Nhà báo Maris Beck của tờ The Age, tờ báo phanh phui vụ bê bối của Securency với các quan chức Việt Nam, cho chúng tôi biết về tình tiết mới tại phiên tòa như sau:

Bằng chứng nổi bật nhất có lẽ là những tài liệu ghi cụ thể những khoản thanh toán trong hợp đồng của cảnh sát Victoria với công ty CFTD của Lương Ngọc Anh.
Maris Beck
“Có khá nhiều bằng chứng về mối liên hệ này. Theo tôi bằng chứng nổi bật nhất có lẽ là khi cảnh sát tiến hành kiểm tra công ty tư vấn ở Victoria họ tìm thấy những tài liệu ghi cụ thể những khoản thanh toán trong hợp đồng của cảnh sát Victoria với công ty CFTD của Lương Ngọc Anh. Các tài liệu này được ghi lại cụ thể và con số tổng cộng là ít nhất 422.000 đô la từ năm 1998 đến năm 2002. Cũng có bằng chứng được đại sứ cũ của Úc tại Việt nam đưa ra. Ông ấy nói rằng cảnh sát Victoria có các hợp đồng này và thuê Lương Ngọc Anh để thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị dễ dàng hơn trong khoảng thời gian 1998 đến 2002.”
Trong bài viết của mình đăng trên tờ The Age vào hôm 11 tháng 11, nhà báo Maris Beck viết rằng các khoản tiền trả cho công ty CFTD của Lương Ngọc Anh cho thấy có trị giá hơn 50% giá trị hợp đồng bán máy của cảnh sát Victoria.
Điều đáng chú ý là ông Lương Ngọc Anh cũng bị cáo buộc là đã nhận 15 triệu đô la tiền hoa hồng môi giới cho hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam. Cảnh sát điều tra Liên bang Úc nói với tòa án vào tháng trước rằng công ty CFTD là cánh tay của chính phủ và những khoản tiền môi giới trả cho Lương Ngọc Anh để có hợp đồng in tiên chính là những khoản tiền tham nhũng. Nhà báo Nick Mckenzie, một trong các phóng viên điều tra vụ bê bối của Securency trên tờ The Age cho chúng tôi biết:

lna250.jpg
Đại tá công an Lương Ngọc Anh, ảnh chụp trước đây. File photo.
“Vào khoảng thời gian từ 2000 đến 2002, Securency nhìn đến Việt Nam như là một nơi để bán tiền Polymer. Để làm được việc này, Securency thuê Lương Ngọc Anh thuộc công ty CFTD. Ông là là người trung gian trong thương vụ này. Ông ta được cho là có mối quan hệ khăng khít với nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ, đặc biệt là Bộ nội vụ lúc đó. Ông ta được trả cực cao, khoảng 15 triệu đô la Úc, tương đương 15 triệu đô la Mỹ bây giờ để giúp Securency có được hợp đồng này ở Việt Nam. Các nguồn tin mà chúng tôi có được cho thấy khoản tiền này được dùng để bôi trơn để lấy hợp đồng. Khoản tiền này được trả cho những người có quyền ở Việt Nam.” Các phóng viên The Age đã chỉ đích danh nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Lê Đức Thúy là người nhận một phần hối lộ trong khoản tiền này để cho con trai sang học tại Anh.
Tháng 8 năm nay, báo The Age còn nói đến tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án này. Phóng viên Nick McKenzie nói với chúng tôi sau khi bài báo được công bố như sau:
“Những gì mà các nhà ngoại giao Úc và tình báo Úc tìm được là đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ rất gần gũi với thủ tướng Việt Nam. Một cựu quan chức cấp cao của Úc nói với chúng tôi là ông Lương Ngọc Anh được chính phủ Úc coi như người giữ túi tiền cho thủ tướng. Ông ta lấy tiền thay mặt cho những người gần gũi với thủ tướng. Đó là những gì mà các cơ quan chức năng Úc tin và do đó chúng tôi viết về điều này trên bài báo.”

Mối quan hệ đáng ngờ?

Vậy tại sao trong phiên tiền xét xử này, các luật sư bào chữa cho 8 cựu quan chức của Securency và NPA, đã đưa ra các bằng chứng về mối liên hệ giữa Lương Ngọc Anh và cảnh sát Victoria? Hai vụ việc mới nghe dường như có vẻ không có bất cứ mối liên hệ nào. Phóng viên Maris Bec giải thích:

Luật sư bào chữa hy vọng là bằng việc công bố những mối liên hệ giữa Lương Ngọc Anh với cảnh sát Victoria thì họ sẽ gây ra sự nghi ngờ về những người điều tra vụ tiền polymer.
Maris Beck
“Không có buộc tội chính thức nào được đưa ra đối với những cáo buộc đối với Lương Ngọc Anh trong vụ việc với sở cảnh sát Victoria, đây chỉ là những thông tin được đưa ra có liên quan đến một vụ án khác, tức là vụ 8 lãnh đạo cũ của Ngân hàng dự trữ liên bang Úc, những người này bị buộc tội là đã tham gia vào vụ đưa hối lộ. Trong quá trình phiên xử, tình tiết mới được đưa ra cho thấy cảnh sát Victoria có liên quan với Lương Ngọc Anh. Theo tôi hiểu, luật sư bào chữa hy vọng vào một hoặc 2 điểm. Họ hy vọng là thứ nhất với việc đưa ra mối liên hệ giữa cảnh sát Victoria và Lương Ngọc Anh, họ sẽ làm cho Lương Ngọc Anh có vẻ đáng tin cậy hơn. Bởi nếu cảnh sát Victoria còn sử dụng Lương Ngọc Anh như người đại diện của mình thì có nghĩa là Lương Ngọc Anh có tiếng và khó mà tham nhũng. Khả năng thứ hai là luật sư bào chữa hy vọng là bằng việc công bố những mối liên hệ giữa Lương Ngọc Anh với cảnh sát Victoria thì họ sẽ gây ra sự nghi ngờ về những người điều tra vụ tiền polymer, mặc dù cảnh sát Victoria không liên quan gì đến việc điều tra này mà là cảnh sát liên bang. Nhưng nói vậy thì họ vẫn gây ra những câu hỏi nghi ngờ về mối quan hệ giữa Lương Ngọc Anh với cảnh sát Úc.”
Hiện tại phiên tòa vẫn đang tiếp tục, nhưng theo phóng viên Maris Beck thì phần lớn các bằng chứng đã được trình bày trước tòa. Phóng viên này cũng không loại trừ khả năng tòa sẽ cần có ông Lương Ngọc Anh làm chứng trước tòa nếu cần thiết nhưng cho đến lúc này vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy những thủ tục này đã bắt đầu.
Theo luật của Úc, để phán xét những người này có tội hay không có tội, quan tòa của phiên tòa lần này sẽ phải dựa vào các bằng chứng được đưa ra, cân nhắc xem các bằng chứng này có đủ nặng hay không để trên cơ sở đó có thể đưa ra quyết định về phiên tòa chính thức tiếp theo, nơi bồi thẩm đoàn sẽ quyết định những người đó có tội hay không. Nhà báo Maris Beck cho biết nếu quan tòa quyết định có phiên tòa chính thức thì rất có thể phiên tòa xét xử sẽ được bắt đầu vào năm tới.

Hiện tình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù


2012-11-14
Tình trạng sức khỏe của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ngày càng trầm trọng khi đang thi hành bản án 6 năm tù giam về tội “chống chính quyền, vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự".

Thanh Quang điện thoại cho bà Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hải Phòng, để tìm hiểu về tình cảnh của nhà văn, và được bà cho biết như sau:

Nhiều bệnh nặng

Bà Nguyễn Thị Nga: Nói thật, bệnh tình của anh ấy đã lâu rồi, ngay từ khi vào trại giam B14, Bộ Công an, cách đây 4 năm. Tức là anh ấy bị 3 thứ bệnh cơ bản nhất gồm bệnh trĩ, bệnh khối u tiền liệt tuyến và một khối u ở má cứ càng ngày càng lên to.
Thanh Quang: Thưa bà, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị bệnh nặng như vậy thì giới cầm quyền có cho ông chữa trị gì không ?
Bà Nguyễn Thị Nga: Dạ, bây giờ anh ấy đang được phía công an cho đi điều trị ở bệnh viện tỉnh Nghệ An. Do có nhiều lời kêu mãi, kêu mãi, tức là rất nhiều dư luận rồi bao nhiêu tiếng nói ở trên các diễn đàn đưa tin về anh ấy, về bệnh tình của anh ấy rất lâu. Nhưng mà họ cũng làm ngơ quá lâu rồi. Đến bây giờ thì bệnh cũng không thể dừng được nữa, tức là anh ấy bị trĩ độ 3, nó sa ruột ra rất nhiều. Bây giờ họ cho đi cắt. Hôm nay tôi ở Hải Phòng vào bệnh viện này cách nhà cách nhà 400 km. Đi từ hôm 11 tây tháng này cho đến hôm nay 14/11/12 thì mới bắt đầu được làm thủ tục ở trại giam rồi làm thủ tục tại bệnh viện. Và bác sĩ nói là ngày mai mới cắt.
Thanh Quang: Mặc dù nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được họ tạm thời cho chữa trị như vậy, nhưng bà có lo ngại là về lâu dài, liệu việc chữa trị cho chồng có thể bị trở ngại thế nào không?
Bà Nguyễn Thị Nga: Vâng, điều tôi mong muốn là hai bên không có chuyện gì xảy ra, để không có vấn đề gì xấu cho chồng tôi. Nhưng điều tôi mong muốn không biết có được hay không!
Thanh Quang: Thưa, họ cư xử với chồng bà cụ thể như thế nào, dù có tạm thời cho ông đi chữa bệnh?
Bà Nguyễn Thị Nga: Dạ, ở bệnh viện thì sáng nay họ đưa anh ấy đi, và còng tay anh ấy vào với một tù nhân nữa. Một người tù khác nữa được phép đến trông anh ấy. Nhưng người ta nói là chỉ khi nào có lệnh, tôi mới được vào trông nom anh ấy, còn không thì phải ra ngoài ngồi đợi. Thì cả ngày hôm nay, nói chung là cũng có lúc tôi được vào với anh ấy một tí, xem anh ấy thiếu thốn những gì để mua thêm, để củng cố sức khoẻ cho anh, để chuẩn bị những đồ dùng khi anh được phẫu thuật xong. Tôi lo những việc ấy cho anh tương đối hoàn chỉnh. Bây giờ tôi đi ra ngoài tìm nhà trọ để nghỉ.
Thanh Quang: Dạ, bà có được biết, hay giới hữu trách có cho bà biết, là sau thời gian nằm viện của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì số phận ông sẽ như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Nga: Dạ, anh ấy bị trở về nhà giam. Tức là sau khi được phẫu thuật xong, khi mà vết thương đã khỏi theo như xác nhận của bác sĩ, thì chắc là anh ấy phải nằm viện 4-5 ngày gì đó, sau đó sẽ bị đưa trở về trại giam.
Thanh Quang: Thưa, nói chung thì bà có nói chuyện được gì nhiều với chồng bà không? Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa có nhắn gởi điều gì không?
Bà Nguyễn Thị Nga: Dạ, rất hạn chế. Anh ấy cũng có nhắn với vợ con là thôi thì rất là phiền đến gia đình, và anh rất cám ơn mọi người đã quan tâm đến anh ấy. Nói chung thì anh cũng có kể chuyện trong thời gian ở tù – nhưng ngắn thôi vì lúc nào an ninh cũng kiểm soát 24/24, lại có thêm một người tù riêng của người ta nữa để giám sát mình. Cho nên việc chuyện trò giữa vợ chồng rất hạn chế, chỉ những gì đáng nói thì nói thôi, vì cũng cần tạo điều kiện vui vẻ cho hai bên để anh Nghĩa đi phẫu thuật cho vui vẻ.

Đối xử như tù hình sự

Thanh Quang: Thưa, những lần bà tới thăm nuôi chồng bà ở trong tù thì nhà văn có nói lên điều gì không?
Bà Nguyễn Thị Nga: Anh ấy bức xúc lắm. Khi mà khoá tay anh cùng với một người tù nữa rồi đi qua 2 bệnh viện, trong đó có một bệnh viện là bệnh viện lao, để cho hai người tù kia xuống bệnh viện lao, còn anh ấy về bệnh viện đa khoa của tỉnh Nghệ An – của TP Vinh, khi tháo khoá để 2 tù nhân kia xuống bệnh viện lao thì lúc bấy giờ tôi mới biết là anh ấy bị khoá tay. Tôi cứ nghĩ là anh ấy bên chính trị, họ cũng để cho anh khỏi phải bị khoá. Nhưng anh bị khoá khiến tôi có nói một câu rằng “anh cũng phải bị khoá tay à ?”, anh ấy nói “cẩu”.
Anh cáu quá thì khi vào trong nhà tôi hỏi sao anh nói họ quá thế ? Anh cho biết rằng uất hận lắm. Rồi anh rơi hai hàng nước mắt và nói “em có biết không, anh bị khoá tay, cả đến khi vào thử máu, giơ tay lên để thử máu vẫn còn phải còng tay”. Anh ấy nói trong hai hàng nước mắt, bảo rằng mình không có tội mà chúng nó làm mình như thế nên trong lòng anh rất uất hận. Thực ra anh ấy là người rất tử tế. Và thường thì tội phạm chính trị rất hiền lành. Thế nhưng họ lại coi những người này còn nguy hiểm hơn là các tội phạm ma tuý, giết người. Tôi được biết là có một cô bị tù chung thân vì phạm tội ma tuý. Cô cũng đi bệnh viện thử máu, nhưng không bị còng tay, trong khi anh thì bị còng tay, khoá tay – khoá siết hai bàn tay vào.
Thanh Quang: Thưa, như vậy thì bà nhận xét tổng quát như thế nào về tình cảnh tù đày của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa?
Bà Nguyễn Thị Nga: Nói chung là họ rất sợ những án chính trị. Họ coi mình như là kinh khủng lắm. Khi cháu Phạm Thanh Nghiên ở tù về thì cháu Nghiên nói về cảnh tù đày ở trong đó, tôi thấy thảm thiết lắm ! Nó khổ sở, quyền con người, nó…Tôi đi thăm chồng, nhưng ra, vào một tí là lại phải trình họ. Trong thời gian mà anh ấy cần mổ xẻ thì mình cần chuẩn bị xem chồng thiếu những cái gì, rồi còn nói những gì với vợ…Bao nhiêu thời gian ấy, nói thật, mới được gần nhau một tí thôi, nhưng mà họ đứng họ giám sát, họ nghe này khác. Nói chung là căng lắm !
Anh rơi hai hàng nước mắt và nói “em có biết không, anh bị khoá tay, cả đến khi vào thử máu, giơ tay lên để thử máu vẫn còn phải còng tay”.
Bà Nguyễn Thị Nga

Thanh Quang: Còn gia đình bà hiện gặp khó khăn ra sao, nhất là khó khăn gây ra từ phía công an, giới cầm quyền?
Bà Nguyễn Thị Nga: Dạ, về gia đình thì nói chung các cháu đi làm xa. Còn tôi chẳng làm gì để họ gây phiền hà cho tôi. Nhà thì làm nghề tự do. Đợt này, nói chung, họ cũng không có gì gây phiền phức.
Thanh Quang: Tình cảnh của chồng bà như vậy thì nhân đây, bà có muốn lên tiếng gì với công luận không?
Bà Nguyễn Thị Nga: Dạ, vâng. Tôi nghĩ tình cảnh như chồng tôi,cũng như nhiều anh em tù nhân khác, bị bệnh tật rất lâu rồi. Như chồng tôi bị bệnh 4 năm nay rồi, 4 năm hai tháng rồi, mà đến bây giờ họ không thể đừng được nữa, thì họ mới đưa chồng tôi đi. Tôi nghĩ là trường hợp của những người khác, giới cầm quyền để cho thật là nguy hiểm. Nói chung là họ không tôn trọng mạng sống của con người. Họ để cho thời gian tù đày của chồng tôi quá dài, còn thời gian bệnh tật kéo quá dài. Bây giờ chồng tôi còn cái bệnh gọi là khối u tiền liệt tuyến, đi tiểu rất khó khăn. Bệnh rất nguy hiểm. Nếu như anh được cho giải phẫu ngay đầu tiên thì rất dễ chịu. Còn bây giờ đã lâu ngày thì bệnh rất là nguy hiểm.Nhân đây, tôi mong mỏi dư luận giúp lên tiếng cho những tù nhân bị bệnh lâu ngày mà không được giới cầm quyền quan tâm đến. Tôi cũng mong rằng mọi người lên tiếng để giúp tránh rủi ro về tính mạng của họ.
Thanh Quang: Cảm ơn bà Nguyễn Thị Nga.

Thầy Đinh Đăng Định - thiếu đạo đức của một nhà giáo



Xin chuyển anh em tham khảo để biết phiên tòa xét xử thầy Đinh Đăng Định tại Dăk Nông đã bị đình hoãn vì trúng ngày 20/11 là ngày nhà giáo. Thầy Định từng là giáo viên dạy môn Hóa tại trường Lê Quý Đôn, Đăk Nông.

HC

............................................................................................................

---------- Thư đã chuyển tiếp ----------
Từ: Hoai thu <>
Ngày: 04:48 Ngày 19 tháng 11 năm 2012
Chủ đề: Thầy Đinh Đăng Định - thiếu đạo đức của một nhà giáo
Đến: Danoan

 
Thầy Đinh Đăng Định - thiếu đạo đức của một nhà giáo.

Đinh Đăng Định, sinh năm: 1963, tại tỉnh Hải Dương. Trước ngày bị bắt, Đinh Đăng Định trú tại thị trấn Kiến Đức – huyện Đăk R’Lấp – tỉnh Đăk Nông cùng vợ và 03 con, lớn nhất sinh năm 1988, nhỏ nhất sinh năm 1995. Định bị tòa án sơ thẩm tỉnh Đăk Nông kết án 6 năm tù về tội "Truyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" theo Điều 88 BLHS.

Trong thời gian công tác tại Trường THPT Lê Quý Đôn (địa chỉ tại thị trấn Tuy Đức, huyện Tuy Đức, Đắk Nông), Định không chịu soạn giáo án khi lên lớp, không chấp hành công tác kiểm tra chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào tạo, đã tự ý tổ chức cho học sinh thi học kỳ trước thời hạn, chấm điểm theo sở thích, chấm điểm bằng trả lời miệng… không xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường... Luôn tìm cách gây chia rẽ nội bộ, đặc biệt là nói xấu lãnh đạo các ban ngành, xem thường lãnh đạo ngành giáo dục và còn đòi làm Bộ tưởng Bộ Giáo Dục- Đào tạo... Nhiều người khuyên bảo, thậm chí phản ứng ra mặt song thầy Định vẫn không bỏ cái tật xấu của mình. Đội ngũ giáo viên nhà trường không đồng tình, hay hưởng ứng việc làm của Định và tránh tiếp xúc với Định. Trước khi về dạy học môn Hóa tại trường, Đinh Đăng Định đã công tác tại nhiều cơ quan, đơn vị nhưng nhiều lần bị điều chuyển công tác, cho nghỉ việc hoặc tự ý nghỉ việc.

Thật buồn khi biết Định lại ngông cuồng soạn thảo, tán phát tài liệu chống đối các chủ trương của Nhà nước. Định đã câu kết, móc nối với các phần tử, tổ chức phản động trong và ngoài nước để hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam, Định đã lấy bí danh “Văn Nguyễn” rồi thông qua các hộp thư điện tử của cá nhân để soạn thảo, phát tán một số tài liệu có nội dung phản động rồi phát tán lên các trang web phản động. Trong cuộc sống và công tác, Đinh Đăng Định luôn tỏ ra bất mãn, tự ty, nghĩ rằng trình độ của y phải giữ chức vụ Thứ trưởng, Bộ trưởng trở lên. Định liên lạc, câu kết với đối tượng tên Nguyễn Trung Lĩnh (trú tại Hà Nội) để thành lập “Đảng tự do dân chủ tại Việt Nam” nhen nhóm hình thành phe phái đối lập tại Việt nam; tham gia các diễn đàn, trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí phản động Việt Tân ở nước ngoài với nội dung chống đối Đảng, chính quyền nhân dân… Ngoài ra, Đinh Đăng Định đã làm ra, tàng trữ và lưu hành một số tài liệu có nội dung nói xấu, xuyên tạc thân thế chủ tịch Hồ Chí Minh…, tạo điều kiện để các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài bóp méo sự thật nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt nam. 

Cơ quan chức năng Đăk Nông và nhà trường đã nhiều lần tiếp xúc, giáo dục, khuyên răn, giải thích, đối thoại nhưng Định không chịu tiếp thu. Để ngăn ngừa hành vi tán phát tài liệu xấu. Cơ quan chức năng Đăk Nông đã kiểm tra hành chính nơi ở của Định, phát hiện trong máy tính cá nhân của Định chứa 19 bộ tài liệu dày 195 trang mang nhiều nội dung xuyên tạc thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều tài liệu có nội dung chống lại đường lỗi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Số tài liệu này được Định cấu kết với các phần tử phản động ngoài nước tung lên mạng. 

Ngày 21/10/2011, bị Cơ quan an ninh tỉnh Đăk Nông bắt tạm giam can tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN) theo điều 88 BLHS. Ngày 09/08/2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã đưa ra xét xử vụ án Đinh Đăng Định với tội danh trên. Trong quá trình xét xử, Đinh Đăng Định thừa nhận những bài viết, tài liệu có nội dung xấu trong cáo trạng là do y soạn thảo, tán phát và thu thập trên mạng về làm tư liệu cho nghiên cứu và viết bài. Tuy nhiên, Định ngụy biện cho rằng những hành vi, viết, tán phát, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài là quyền tự do cá nhân, quan điểm cá nhân, không phạm vào điều 88 BLHS. Căn cứ vào tài liệu chứng cứ vụ án, xét hoàn cảnh gia đình khó khăn, con nhỏ, phạm tội lần đầu. Tòa án Đắk Nông đã tuyên phạt bản án 6 năm tù giam. Sau phiên tòa, Đinh Đăng Định đã kháng án, kêu oan.

Ngày 20/11/2012, Tòa án Tối cao Đà Nẵng dự định sẽ đưa vụ án ra phúc thẩm. Tuy nhiên, ngày 20/11 là ngày nhà giáo được tôn vinh, dù Đinh Đăng Định đã vi phạm pháp lật, làm xấu hình ảnh nhà giáo, tuy nhiên xét về vấn đề lương tri, đạo đức xã hội Toà án đã hoãn xét xử, chuyển sang ngày 21/11 và đây cũng là ngày cho Đinh Đăng Định tư vấn lại lương tâm của mình.

Bào chữa cho Đinh Đăng Định phiên Tòa phúc thẩm là ông luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Bến Tre, hiện ông đang là trưởng một văn phòng tại TpHCM. Theo luật sư Lương, qua tiếp cận hồ sơ vụ án, rất khó có thể giảm nhự hình phạt vì Định không nhận tội. Luật sư thì luôn nhìn nhận sự việc khách quan, và luôn muốn có lợi cho thân chủ.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy Đinh Đăng Định trình độ nhận thức rất kém, không có tố chất, tư cách, năng lực, trình độ, đạo đức của một nhà giáo. Việc đưa Đinh Đăng Định ra khỏi hàng ngũ nhà giáo là chính xác, nhưng bị sự tù đày lại thấy thương cho hoàn cảnh gia đình. Thiết nghĩ, Đinh Đăng Định có vấn đề về thần kinh, đầu óc không bình thường, là mộ kẻ khùng điên. Phải chăng Định có vấn đề về “tâm thần”, nếu đúng như vậy thì mong chính quyền Đăk Nông cho Định đi chữa bệnh, để đảm bảo quyền lợi được chữa bệnh của công dân.

  Hoài Thu
 Giáo viên